Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

The Voice


Cuộc thi The Voice phiên bản Việt đã phát sóng được 6 tập, tuy nhiên trong những tập này đa phần các bài hát mà thí sinh thể hiện đều là tiếng Anh, đây có thật sự là một giải pháp tốt hay lại là một hiệu ứng ngược?

Khi The Voice Việt Nam lên sóng những tập đầu tiên tại Vòng giấu mặt, rất nhiều khán giả đã cùng có chung một thắc mắc là tại sao đa phần các thí sinh của cuộc thi này lại chọn những ca khúc tiếng Anh để ứng thí, trong khi còn rất nhiều ca khúc Việt Nam có giai điệu và lời ca ấn tượng. Hơn nữa đây lại là cuộc thi Giọng hát Việt, quá nhiều thí sinh chọn hát tiếng Anh như vậy, dường như họ đang muốn quay lưng lại với âm nhạc nước nhà.

Bảo Anh (áo đen) thể hiện ca khúc tiếng Anh trong vòng đối đầu không tốt
Bảo Anh (áo đen) thể hiện ca khúc tiếng Anh trong vòng đối đầu không tốt.

Đem thắc mắc này đến ban tổ chức cuộc thi, cố vấn của chương trình là nhạc sỹ Phương Uyên đã giải thích rằng, do các ca khúc Việt Nam chưa đủ sức để truyền tải những thông điệp của thí sinh. Ngoài ra, với những ca khúc nước ngoài các thí sinh có thể bộc lộ hết khả năng của mình để đạt được hiệu quả tốt nhất nên có lẽ đây là lý do mà nhiều thí sinh chọn thể hiện ca khúc tiếng Anh.

Còn vị huấn luyện viên Trần Lập cho rằng, đối với anh hát tiếng gì không quan trọng, chỉ cần các thí sinh hát chuẩn và hay là được.

Tuy nhiên, sự thể hiện những ca khúc tiếng Anh này của các thí sinh The Voice đã thật sự chuẩn chưa có lẽ phải do người nước ngoài kiểm định, bởi lẽ khi đã chọn hát tiếng Anh họ không chỉ phục vụ đối tượng nghe là người Việt Nam mà còn rất nhiều đối tượng nghe khác là người nước ngoài, sử dụng ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh.

Người viết đã lựa chọn ngẫu nhiên một ca khúc trong cuộc thi Giọng hát Việt – “Somebody that I used to know” với phần trình bày của Thanh Thủy và Bảo Anh cho một người bạn nước ngoài nghe và nhận xét. Ngay sau khi nghe xong ca khúc này, anh chàng lắc đầu ngao ngán cho biết rằng thật sự anh ta không hiểu thí sinh Bảo Anh đang hát cái gì?!?

Nhạc sỹ Giáng Son cũng đã từng chia sẻ trên FB của cô rằng có 1 lần cô và chồng cô (chồng Giáng Son là người ngoại quốc – PV) cùng ngồi xem The Voice, nhưng chưa đến nửa chương trình chồng Giáng Son đã đứng lên và bỏ đi vì anh không hiểu những bạn thí sinh The Voice đang hát gì, mặc dù họ đang thể hiện những ca khúc tiếng Anh – ngôn ngữ chính mà chồng của Giáng Son giao tiếp hàng ngày.

Nhiều người cũng cho biết họ vô cùng thất vọng về cách phát âm tiếng Anh của 2 anh chàng hotboy trong đội Hồ Ngọc Hà là Đào Bá Lộc và Phạm Hữu Thuận khi họ thể hiện ca khúc Well, well, well tại vòng thi đối đầu. Ngay cả, cháu gái của Lam Trường – cô ca sỹ Tiêu Châu Như Quỳnh đã có vài năm hoạt động tại showbiz Việt vẫn khiến nhiều người phải lo ngại với khả năng thể hiện ca khúc tiếng Anh của cô.

Tại tập 6 của chương trình Giọng hát Việt, nhiều khán giả cảm thấy nuối tiếc cho một giọng ca khỏe, đầy chất rock – Ksor Đức khi anh thất bại trước thí sinh Huỳnh Anh Tuấn. Trước khi đối đầu với Anh Tuấn trong ca khúc “Into the night”, Ksor Đức cũng đã chia sẻ rằng anh không thể hát tiếng Anh vì từ trước đến giờ anh chưa bao giờ hát tiếng Anh.

Những tập đầu tiên của vòng thử giọng, khán giả có thể thông cảm với các thí sinh chọn thể hiện những ca khúc tiếng Anh vì những ca khúc này vốn đã quen thuộc với họ và có thể họ tự tin khi hát những ca khúc này. Đến vòng đối đầu, phần lựa chọn ca khúc thuộc về các vị huấn luyện viên, ngỡ tưởng như với vòng thi này những ca khúc nhạc Việt sẽ chiếm đa số, nhưng sự thật là các ca khúc tiếng Anh vẫn được các vị huấn luyện viên ưu tiên.

Với việc phải thể hiện các ca khúc tiếng Anh trong vòng thi đối đầu, đây có lẽ là một thiệt thòi lớn cho những thí sinh không có khả năng hát tiếng Anh. Những người hát quen tiếng Anh cũng khó lòng luyện tập một ca khúc ngoại quốc trong một khoảng thời gian ngắn, huống hồ là một người chua bao giờ hát tiếng Anh, điều này là không thể.

Cuộc thi The Voice lần đầu tiên đến với Việt Nam tính đến thời điểm này dường như tạo được một hiệu ứng mạnh mẽ với khán giả. Tuy nhiên, trong những tập tiếp theo, nếu khán giả lại phải tiếp tục nghe những ca khúc tiếng Anh do các thí sinh trình bày mà họ không hiểu gì, thì chắc chắn hiệu ứng ngược sẽ xảy ra.

Theo Vnmedia



Hoa hậu Thu Thảo: Chờ và đón nhận tình yêu một cách tự nhiên


Cô cho biết, không đặt trước hình mẫu người yêu lý tưởng nhưng mong muốn người yêu sẽ là người có tấm lòng nhân ái, bản lĩnh và hiểu biết.

Vỡ òa trong niềm hạnh phúc, Đặng Thu Thảo- cô gái miền quê sông nước đã chính thức đăng quang trong cuộc thi Hoa Hậu Việt Nam 2012 diễn ra vừa qua.

Cô sinh viên Đại học Tây Đô, Cần Thơ 21 tuổi đã bày tỏ niềm tự hào của mình khi trở thành người miền Tây đầu tiên đăng quang Hoa Hậu Việt Nam. Với Đặng Thu Thảo, cuộc sống không ngừng yêu thương và cố gắng.

Tuổi thơ đã  ấp ủ ước mơ chinh phục đỉnh cao Hoa hậu

Là người con gái miền Tây, ít ai dám mơ ước đến ngôi vị Hoa Hậu, thế nhưng Đặng Thu Thảo ngày nào của ấp Thống Nhất, thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu lại ấp ủ trong mình ước mơ trở thành Hoa Hậu ngay từ những ngày còn nhỏ.

Đặng Thu Thảo chia sẻ khi cô chào đời, mẹ cô vốn rất yêu thích vẻ đẹp của Hoa hậu Lý Thu Thảo nên đã đặt tên cô là Đặng Thu Thảo với mong muốn cô cũng sẽ được xinh đẹp như vậy. Tuổi thơ Tân Hoa Hậu gắn liền với những con sông, với miền quê đầy nắng gió.

"Từ nhỏ, mỗi khi tôi đi đến đâu, mọi người cũng trêu đùa rằng “xinh và cao thế này là phải đi thi Hoa Hậu đó nha”. Ước mơ một ngày nào đó mình sẽ chinh phục được đỉnh cao Hoa Hậu cũng được tôi ấp ủ từ đó".

Hoa Hậu Việt Nam 2012 Đặng Thu Thảo
Hoa Hậu Việt Nam 2012 Đặng Thu Thảo

Đăng quang Hoa Hậu khi chỉ mới 21 tuổi, là chủ nhân sắc đẹp điển hình của sông nước miền Tây cũng như của Việt Nam, Đặng Thu Thảo luôn quan niệm cái đẹp không chỉ là vẻ đẹp hình thức bên ngoài mà cái đẹp còn tồn tại trong cách hành xử, trong tâm hồn và cả tri thức. Bên cạnh đó, Tân Hoa Hậu Việt Nam cũng đã rất tự hào khi trở thành người đầu tiên của miền Tây sông nước nhận được danh hiệu danh giá này.

Đặng Thu Thảo chia sẻ: "Tôi thực sự bất ngờ và hạnh phúc khi là người đầu tiên đến từ Bạc Liêu nhận được giải thưởng danh giá Hoa hậu Việt Nam. Đây cũng chính là niềm vinh dự lớn lao cho bản thân, gia đình và quê hương của Thảo".

Chia sẻ cảm xúc trong giờ phút vinh quang, Đặng Thu Thảo nói rằng cô đã quên mất rằng mình đang đứng trước hàng nghìn khán giả, người đẹp luôn nghĩ về cha mẹ, về quê hương đã nuôi nấng tuổi thơ cô. "Theo phản xạ tự nhiên, tôi đi quanh sân khấu chào khán giả mà trong đầu cứ miên man 'Có phải tôi đã trở thành Hoa Hậu Việt Nam?'".

Đặng Thu Thảo và lối sống của người con gái miền Tây sông nước

Sau khi đăng quang, Đặng Thu Thảo nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến cuộc sống, nhiều người đặt thẳng vấn đề, “liệu Hoa hậu có lấy chồng ngoại quốc". Tân Hoa Hậu Việt Nam 2012 đã bày tỏ rằng chuyện hôn nhân nên xuất phát từ tình yêu chân thành. Với Đặng Thu Thảo, nếu đó là người đàn ông có trách nhiệm với gia đình, có tấm lòng nhân ái, biết yêu thương, quan tâm đến những người xung quanh và biết quý trọng giá trị đạo đức thì ngoại quốc hay Việt Nam đều quý cả.

Phần thi trang phục áo dài. Trước khi tham dự HHVN 2012, người đẹp đã sở hữu danh hiệu Hoa khôi Đồng bằng sông Cửu Long 2012.

Trước câu chuyện của Hoa Hậu Mỹ Xuân bán dâm, Đặng Thu Thảo chia sẻ quan điểm của mình rằng với vị trí và khả năng của cô, cô có thể tự tin nuôi sống bản thân và giúp đỡ gia đình mà không cần phải dựa dẫm vào ai.

Người đẹp cho biết, hiện tại cô chưa có người yêu, cô không đặt trước hình mẫu người yêu lý tưởng của mình mà sẽ đón nhận một cách tự nhiên nhất. Người đẹp mong muốn rằng người yêu của cô sẽ là một người có tấm lòng nhân ái, bản lĩnh và hiểu biết.

Thể hiện ước muốn của mình, Đặng Thu Thảo chia sẻ: "Tôi mong muốn có một gia đình luôn ngập tràn tiếng cười. Mọi người trong gia đình có thể san sẻ những buồn vui và hạnh phúc trong cuộc sống".

Đại diện cho người con gái miền Tây sông nước, Đặng Thu Thảo cho biết rằng nhiều người phụ nữ miền Tây đã rất thành công trên mọi lĩnh vực của xã hội và được nhiều người kính nể. "Tôi đang noi theo những tấm gương sáng đó để học tập, tôi hy vọng mọi người đừng đánh đồng con gái miền Tây như vậy. Ở đâu cũng có người tốt và người chưa tốt. Riêng tôi, tôi chọn cho mình cách sống sao cho hạnh phúc, thanh thản tâm hồn và không để gia đình, người thân, bạn bè và những người xung quanh phải buồn lòng vì mình".

Cuộc thi Hoa Hậu Việt Nam 2012 đã kết thúc, Tân Hoa Hậu đã chính thức bước sang trang mới với vị trí mới, địa vị mới.

Thu Thảo chia sẻ cô sẽ dành thời gian đến thăm một số nhà tình thương- nơi có nhiều mảnh đời và bất hạnh và kém may mắn trong xã hội để san sẻ phần nào. Hiện tại, trên tất cả, Đặng Thu Thảo chia sẻ rằng cô mong được về Bạc Liêu để thăm ông bà, cha mẹ, hàng xóm…Cô muốn mua gạo phát tặng cho bà con nghèo ở bệnh viện và sau đó cô sẽ trở lại Cần Thơ để làm những hoạt động tương tự.

Theo VOV
 



Góc khác về Thái Thùy Linh


Nhắc đến Thái Thùy Linh, người yêu nhạc nhớ ngay đến một ca sỹ hát nhạc rock với vẻ ngoài gai góc, mạnh mẽ như chính âm nhạc của cô vậy. Thái Thùy Linh trên sân khấu cũng như ngoài đời chẳng có gì khác biệt, luôn sôi nổi, nhiệt tình. Cô là người đã khởi xướng nhiều hoạt động xã hội đầy tính nhân văn.

Từ những chuyến đồng hành cùng các tổ chức tham gia đi thực tế ở miền núi và thăm bệnh nhi ở bệnh viện, Thái Thùy Linh đã mạnh dạn thực hiện hai dự án xã hội gắn bó với trẻ thơ… Cô từng chia sẻ, vì mải mê chạy theo các chương trình thiện nguyện mà mình tâm huyết, nên các dự án âm nhạc của cô gần như bị trì hoãn. Thái Thùy Linh không lấy đó làm buồn bởi qua những chuyến đi thiện nguyện, tinh thần và sức khỏe của cô… tăng vù vù.

Thái Thùy Linh trong một chuyến mang áo ấm đến với các em nhỏ vùng cao
Thái Thùy Linh trong một chuyến mang áo ấm đến với các em nhỏ vùng cao

Cuối năm 2011, Thái Thùy Linh tham gia chuyến đi thăm và tìm hiểu đời sống của học sinh dân tộc thiểu số xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Điều cô cảm thấy xót xa nhất khi đặt chân tới đây là hình ảnh gần như 100% học sinh không có hoặc thiếu áo rét trầm trọng, ăn uống thiếu dinh dưỡng, nhiều em vẫn phải ăn cơm độn ngô, sắn và học trong những lớp học tuềnh toàng, xiêu vẹo…  Ngay lập tức, Thái Thùy Linh không ngần ngại đứng ra phát động chương trình nhỏ đầu tiên hỗ trợ quần áo chống rét cho các em, lấy tên là "Mặc ấm cho học sinh nghèo dân tộc miền núi".

Cùng với sự đồng hành của Hội Liên hiệp Thanh niên thành phố Hà Nội, các tổ chức Đoàn TNCS ở các địa phương, các tình nguyện viên, các tấm lòng hảo tâm trong và ngoài nước… Trong một mùa đông, chương trình đã mang được 60 tấn quần áo cũ và rất nhiều quà tặng trị giá hơn 200 triệu đồng đến với học sinh nghèo miền núi các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Sơn La và Hà Giang.

Âm nhạc vốn được coi là một trong những liều thuốc chữa bệnh khá hiệu nghiệm, được nhiều quốc gia tiên tiến áp dụng trong điều trị. Là ca sỹ, sở hữu một "kho thuốc" quý giá và gần như vô tận, không lý do gì khiến Thái Thùy Linh do dự khi tặng những liều thuốc để giảm đi những đau đớn về thể xác và căng thẳng về tinh thần mà người bệnh phải chịu đựng. Và cô đã khởi xướng chương trình "Mang âm nhạc đến bệnh viện". Ý tưởng của chương trình xuất phát từ một lần Linh cùng đồng nghiệp đến tặng quà các bệnh nhi đang điều trị ở Viện Bỏng Quốc gia. "Khi chuẩn bị ra về, tình cờ một cô y tá chạy theo tôi và tâm sự rằng những y, bác sĩ làm việc tại bệnh viện với tần suất công việc lớn, luôn bận rộn với những kíp trực, đời sống tinh thần lại thiếu thốn. Vì thế, nếu có cơ hội đến với bệnh viện thì mong Thái Thùy Linh cũng như những nghệ sĩ khác hãy hát tặng các y, bác sĩ dù chỉ một bài thôi…" – Thái Thùy Linh nhớ lại.

Đến tháng 12-2011, ý tưởng "Mang âm nhạc đến bệnh viện" thành hiện thực. Đồng hành với Thái Thùy Linh là sự giúp đỡ nhiệt của Đoàn Thanh niên Bộ Y tế. Điểm nhấn của chương trình là những cuộc trò chuyện, giao lưu, chia sẻ với những em nhỏ không may bị trọng bệnh, những người đang rất cần nguồn động viên, chia sẻ để vượt qua một giai đoạn khó khăn, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng, tổ chức trong xã hội. Tính cho đến thời điểm này, "Mang âm nhạc đến bệnh viện" đã thực hiện được 12 chuyến đi tới các bệnh viện trọng điểm ở Thủ đô, thu hút hơn 30 nghệ sỹ tham gia. Thái Thùy Linh hy vọng không chỉ các nghệ sỹ mà ngay cả các ca sĩ của Đồ Rê Mí sẽ là những thành viên nhiệt tình đồng hành trên chặng đường dài đến với các bệnh viện. Và Thái Thùy Linh khẳng định cô sẽ luôn là thành viên tích cực nhất của chương trình thiện nguyện đầy ý nghĩa này!

Theo An ninh Thủ đô



“Một thế giới khác” và cái nhìn khác về ngoại cảm


"Tôi là nhà ngoại cảm, người có khả năng tiếp cận với thế giới tâm linh." Tác giả Nguyễn Ngọc Hoài đã viết như thế trong cuốn tự truyện "Một thế giới khác" của mình.

Chắc hẳn, nhiều người sẽ nghĩ đó là một cuốn sách mượn những chuyện tâm linh, ma quỷ  để tạo nên những pha "giật gân," mê tín. Đừng nhầm! "Môt thế giới khác" chống lại sự mê tín và thiên về những trải nghiệm khoa học.

Với những nhân chứng sống đi cùng những câu chuyện cảm động có thật, tác giả đã kể về "mảng công việc mà tôi đã dành nhiều tâm sức nhất: tìm mộ các liệt sỹ. Đó cũng chính là một nhiệm vụ quan trọng của nơi tôi công tác, một cơ quan gồm các nhà khoa học, các nhà ngoại cảm cùng chuyên sâu thực nghiệm, nghiên cứu khả năng đặc biệt của con người và tìm mộ liệt sỹ bằng tâm linh."

Từ những cuộc hành trình…

Trước hết, cuốn tự truyện dựng lại số phận kỳ lạ với định mệnh và những dẫn dắt đặc biệt tạo nên những ngã rẽ trong cuộc đời, sự nghiệp của nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài, người được Hội đồng khoa học của Viện Khoa học Hình sự-Bộ Công an, Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng và Trung tâm Bảo trợ văn hóa kỹ thuật truyền thống, tặng thưởng Gương Huyền thông A1000 (giải thưởng dành cho các nhà ngoại cảm xuất sắc đã giải mã được trên 1000 thông tin về mộ liệt sỹ thất lạc).

 Một phần bìa cuốn sách
Một phần bìa cuốn sách “Một thế giới khác” (Ảnh: PV/Vietnam+)

Mối tình đầu đầy ngang trái với chàng trai mà mãi về sau, chị mới biết là người anh cùng cha khác mẹ với mình, một bí mật gia đình cay đắng luôn được chôn giấu bỗng hé lộ qua cuộc trò chuyện với… linh hồn người cha mà từ trước, chưa bao giờ Nguyễn Ngọc Hoài nghĩ đó không phải là cha đẻ của mình…

Những góc khuất được chiếu rọi đã tạo nên những chấn động tâm lý dữ dội. Choáng váng!  Hụt hẫng! Vốn là một cô giáo vùng cao Tây Bắc sống đơn giản, vô thần, không có nhiều ý niệm về đời sống tâm linh cũng như việc thờ cúng, thế giới tâm linh khai mở trước mắt chị một cách tự nhiên, khả năng ngoại cảm đến với chị bất ngờ, đầy vật vã, khủng hoảng.

Vượt qua những âu lo, rối loạn và cả sự sợ hãi ban đầu, chị đã chủ động học cách làm chủ năng lực đặc biệt này, hướng đến một sự nhận thức, lý tính như khám phá một tri thức khoa học; để rồi tiến tới sử dụng nó, giúp các gia đình tìm lại mộ thân nhân bị thất lạc.

Phần hai mang tên "Tìm nhau từ hai cõi" là những câu chuyện xúc động về chặng đường tìm lại 27 liệt sỹ ở Hàm Thuận Bắc, cuộc tìm kiếm mộ liệt sỹ ở Đồng Nai, hành trình dài nhiều thập kỷ các thân nhân liệt sỹ đau đáu ngóng tìm người thân vùi mình bên rừng Trường Sơn,… do chính các thân nhân kể lại tỉ mỉ. Đó đều là những con người thực, những sự việc thực với những địa chỉ cụ thể để người đọc có thể kiểm chứng.

Song song với mỗi câu chuyện là những chia sẻ của chính tác giả Nguyễn Ngọc Hoài từ góc độ công tác của nhà ngoại cảm.

… đến những khát vọng nhân văn

Tự tổng kết về chặng đường hơn mười năm gắn với cái "nghiệp" khác thường như một định mệnh này, Nguyễn Ngọc Hoài viết: "Từ 'ngoại cảm' bị lạm dụng, các 'nhà ngoại cảm' mọc lên như nấm sau mưa, năng lực ít mà cái tâm cũng không nhiều… Trước đây, người ta tin tưởng mù quáng, còn bây giờ, người ta lại nghi ngờ phủ nhận sạch trơn. Cả hai thái độ ấy, xét cho cùng, đều từ không hiểu mà ra."

"Một thế giới khác" là cuốn tự truyện bộc lộ khát khao được chia sẻ, giúp người đọc hiểu hơn về vai trò thực sự của nhà ngoại cảm.

Giữa những thật giả lẫn lộn, mê tín dị đoan núp bóng ngoại cảm, trước những hệ luỵ mang danh ngoại cảm và nhiều luồng dư luận trái chiều trong xã hội, cuốn sách đã tác động mạnh mẽ đến tinh thần, khai thông tư tưởng, dẫn dắt người đọc tìm được sự cân bằng giữa thế giới tâm linh và đời sống hiện thực, mang đến một cái nhìn mới về bộ môn khoa học.

Mặt khác, qua từng trang sách với lối viết giản dị, chân thành, chị thể hiện sự tin tưởng rằng, nhận thức về một thế giới tiếp tục sau cái chết sẽ khiến con người sống có tâm hơn, biết yêu thương hơn và vợi bớt lòng tham. Hơn mười năm trải nghiệm giúp chị hiểu ra rằng, thế giới tâm linh đang đồng hành cùng chúng ta thông qua chính sức mạnh của tình yêu thương chứ không phải gì khác.

Gấp cuốn sách lại ta cảm nhận được sâu sắc hơn về tình người, tình đồng đội. Thế giới những linh hồn lạc lõng nơi đất lạnh bụi bờ được kể lại qua cuốn sách cho thấy bi kịch, cảm giác mất mát, khổ đau không chỉ dày vò những người sống sót sau cuộc chiến mà còn đeo đẳng chính những người ra đi. Phía sau nước mắt là những ám ảnh về sự bạo tàn.

Không chỉ có nước mắt, đôi khi, nhà ngoại cảm cũng gặp nhiều chuyện hài hước như ma giả ma, chuyện các linh hồn liệt sỹ vẫn khá cứng nhắc trong việc giữ nề nếp quân ngũ như khi còn sống…

Các nhà ngoại cảm cũng có những năng lực giới hạn nhất định; công chúng hãy tiếp cận những điều đó bằng cái đầu lạnh và con mắt sáng, biết phản biện và phân tích, đừng thụ động mang theo lòng tin một chiều. Đó cũng chính là thông điệp mà nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài muốn gửi gắm đến chúng ta.
 
Giáo sư-Tiến sỹ Phạm Đức Dương, Chủ tịch Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á, cho biết: "Khi đọc cuốn 'Một thế giới khác' của Nguyễn Ngọc Hoài, tôi bị thuyết phục bởi những câu chuyện tìm mộ của chị đã được các thân nhân kể lại tỉ mỉ… Ranh giới giữa chánh tín và mê tín là rất mỏng manh. Việc nghiên cứu là cần thiết và cấp bách để giúp người đời chánh được những nhầm lẫn gây tổn thất về tiền của, về sức lực, về thời gian và nhất là những điều nhảm nhí bịp bợm."

Tác giả Nguyễn Ngọc Hoài hiện là cán bộ Ban nghiên cứu các khả năng đặc biệt, thuộc Liên hiệp Khoa học UIA đồng thời là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đời sống tâm linh, thuộc Viện Nghiên cứu văn hóa phương Đông.

Theo vietnam+



Nhận diện những "sát thủ" khiến đàn ông tử vong


Theo các nhà nghiên cứu, có một số bệnh gây tử vong cao đối với đàn ông. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của môi trường và lối sống, là hậu quả của sự thiếu chăm sóc bản thân ngay từ thời trẻ.

Trầm cảm

Đối với nam giới, trầm cảm có nguy cơ tự tử cao gấp 4 lần so với nữ. Theo các chuyên gia tâm lý, đàn ông có xu hướng tự vẫn cao vì họ có ít khả năng thích ứng với trầm cảm, đặc biệt là không nhận ra vấn đề đủ sớm.


 

Đối với nam giới, trầm cảm có thể biểu lộ theo nhiều cách như giận dữ, gây hấn, có hành vi nguy cơ, lạm dụng bia rượu và các chất gây nghiện.

Ung thư phổi

Ung thư phổi là thủ phạm hàng đầu trong các chứng ung thư ở cả hai giới. Ung thư phổi giết nhiều sinh mạng hơn cả ung thư tuyến tiền liệt, đại tràng và ung thư vú. Nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi là do hút thuốc lá, kể cả hút chủ động cũng như bị động. Do ảnh hưởng của khói thuốc làm cho các mô lá phổi dần dần bị phá hủy, để tái tạo ra các tế bào mô mới không kiểm soát được các tế bào sinh sôi dẫn đến thoái hóa các mô này và chuyển thành các tế bào ung thư.

Đặc biệt là ung thư phổi hầu như không có các triệu chứng đi kèm, thậm chí không ho. Và phương pháp điều trị căn bệnh này là phát hiện bệnh sớm để ngăn chặn kịp thời việc di căn đến phế quản. Còn nếu nam giới coi thường các triệu chứng này mà không kiểm tra sức thì khi phát hiện chắc chắn bệnh đã ở giai đoạn cuối.

Bệnh tim

Mặc dù là nguyên nhân tử vong hàng đầu đối với cả hai giới, bệnh tim ở nam có tỷ lệ cao gấp đôi nữ. Đối với nam giới, đặc biệt là những người hút thuốc lá, nguy cơ thừa cân rất cao dẫn đến việc xuất hiện các mảng xơ vữa trong mạch máu, làm cho máu không lưu thông đến các bộ phận khác của cơ tim làm tim tạm thời ngừng đập dẫn đến cơn đau tim.

Do đó, nếu có dấu hiệu nhỏ của nhồi máu cơ tim thì việc cần thiết đầu tiên có sự can thiệp của bác sĩ để ngăn chặn hoại tử cơ tim và tim. Nếu trong trường hợp cấp cứu không kịp thời có thể để lại hậu quả đáng buồn, nhẹ thì tai biến mạch máu não, liệt toàn thân và thường gây tử vong ngay khi đó.

Đột quỵ

Đột quỵ ở nam giới có tỷ lệ cao hơn 1,25 lần so với nữ. Theo nghiên cứu, nguyên nhân gây ra tai biến này là cao huyết áp. Do vậy, kiểm soát được huyết áp sẽ ngăn ngừa hiệu quả sự xuất hiện của đột quỵ. Kiểm soát huyết áp, tim mạch là cực kỳ quan trọng trong việc ngăn ngừa đột quỵ. Để giảm nguy cơ này bạn hãy chú ý đến chế độ ăn uống và tập thể dục đều đặn,

Ung thư ruột kết

Tỷ lệ đàn ông mắc bệnh này gần như ung thư phổi. Bệnh thường phát triển chậm và các triệu chứng của nó xuất hiện khi bệnh đã ở giai đoạn cuối, di căn. Trong suốt thời gian bị bệnh không có các triệu chứng rõ ràng, vì thế việc chẩn đoán ung thư ruột kết chỉ bằng phương pháp nội soi ruột già. Bệnh nhân chỉ đi khám khi bệnh đã phát triển các khối u lớn hơn làm tắc ruột, táo bón, kèm theo chảy máu gây thiếu máu.

Ung thư tuyến tiền liệt

Y học hiện đại chưa biết nhiều về nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa hữu hiệu, mặc dù có thể chữa trị thành công nếu phát hiện sớm.

Ung thư tuyến tiền liệt cũng không biểu hiện triệu chứng cho đến khi đã di căn sang các phần cơ thể khác. Để phát hiện kịp thời, nam giới khi bước vào tuổi ngũ tuần nên đi kiểm tra máu để tìm kháng nguyên đặc trưng của bệnh (PSA) và khám trực tràng hằng năm. Những người có thân nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt nên được kiểm tra sớm hơn, có thể từ tuổi 40.

Ngoài ra, uống nhiều rượu, bia có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh như ung thư gan, xơ gan và huyết áp cao… Không những thế, uống bia, rượu và các đồ uống có cồn sẽ nguy hiểm cho bạn khi lái xe, nên đây cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến cho đàn ông tử vong liên quan đến tai nạn giao thông…

Theo Vnmedia



Sử dụng đèn hợp phong thủy


Theo Phong Thủy, bố trí đèn hợp lý không chỉ giúp căn nhà đẹp hơn mà còn mang lại may mắn.

Phòng ngủ
 
Trong phòng ngủ nên sử dụng loại đèn có chức năng điều chỉnh ánh sáng và lắp máy điều tiết ánh sáng, như vậy sẽ giúp tình cảm vợ chồng thêm mặn nồng. Số lượng đèn trong phòng ngủ thường là 1 và 6 sẽ mang lại may mắn cho gia đình.


 

Đối với phòng ngủ của người chưa lập gia đình, có thể dùng ánh sáng màu tím nhạt và lắp số lượng đèn là 9 cái sẽ tăng cường vận đào hoa.

Lưu ý khi lắp đèn, không nên treo đèn ở phía trên của đầu giường sẽ khiến giấc ngủ của bạn chập chờn, gây cảm giác lo lắng và mệt mỏi. Mặt khác, không nên sử dụng loại đèn có kiểu dáng hình con vật.

Bởi theo quan niệm của phong thủy, sát khí của con vật sẽ mạnh hơn người gây nên khí trường trong phòng không cân bằng, khiến mọi người có cảm giác bất an, nặng nề.

Phòng đọc sách

Phòng đọc sách là nơi cần sự tập trung suy nghĩ và nghiên cứu, nên sử dụng ánh sáng màu trắng hoặc màu vàng, số lượng đèn có thể là 1 hoặc 4 bóng là tốt nhất. Với người học văn, có thể lắp thêm một chao đèn màu xanh giúp tăng thêm vận thế văn chương.

Phòng ăn

Phòng ăn là chỗ ăn uống và sum họp của gia đình, vì thế nên sử dụng dòng ánh sáng màu vàng và nên dùng loại bóng hình tròn. Ngoài ra, nếu có thể treo những bức tranh có ảnh đồ ăn như hoa, quả..trên tường sẽ góp phần tạo không khí vui vẻ và bữa ăn trở nên ngon miệng hơn.

Phòng ăn không nên sử dụng đèn pha lê có nhiều bóng, hoặc những đèn màu phân tán, vì như thế sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người nhà.

Phòng bếp

Theo phong thủy, nấu nướng là quá trình gia công đồ sống thành đồ chín nên không có sức sống trong phòng bếp, vì thế nên dùng 1 hoặc 3 bóng đèn có ánh sáng màu trắng.

Phòng bếp là chỗ nấu nướng đồ ăn uống, do nấu nướng là quá trình gia công đồ sống thành đồ chín cho nên không có sự sống trong phòng bếp, vì vậy nên dùng 1 hoặc 3 đèn có ánh sáng màu trắng.

Trong gian bếp không nên dùng ánh sáng màu vàng bởi như thế sẽ khiến không khí trong bếp trở nên nặng nề, mệt mỏi.

Phòng khách

Phòng khách là không gian biểu tượng cho mối quan hệ giao tiếp và sự hòa hợp của các thành viên trong gia đình, vì thế nên lựa chọn những màu ấm áp giúp không gian trở nên dễ chịu và thân mật hơn.

Hiện nay có rất nhiều người lắp đèn khảm vào trong trần nhà, khi sử dụng loại đèn này có thể lắp một kính sần dưới đèn sẽ khiến ánh sáng càng dịu dàng hơn.

Kiểu dáng đèn nên chọn hình tròn, số lượng là 6, 8, 10, 12, 16 sẽ mang lại may mắn cho gia chủ, không nên dùng số lượng đèn là 3, 13 (biểu tượng của sự vất vả), 7 (biểu tượng tranh cãi), 14 (biểu tượng của sự chết chóc).

Theo Phong thủy TQ



Dấu hiệu chị em thiếu hụt vitamin D


Một khi cơ thể bị thiếu vitamin D, chị em sẽ nhanh chóng cảm thấy huyết áp tăng, dễ bị trầm cảm, kéo theo các bệnh về tim, mỏng xương, mệt mỏi và hen suyễn…
 
Vitamin D là một loại vitamin giúp cơ thể hấp thụ canxi và phốt pho tốt hơn. Đây là những khoáng chất rất quan trọng vì nó cũng khuyến khích sự hấp thụ và trao đổi chất trong cơ thể.
 
Những người có nhiều thời gian tiếp xúc với ánh mặt trời thường không cần phải bổ sung vitamin D vì ánh mặt trời có tác dụng tạo điều kiện tổng hợp đủ vitamin D cho cơ thể.


 

Tuy nhiên, cũng có những chị em bị thiếu hụt vitamin D trầm trọng. Đây có thể là kết quả của việc ăn uống không đủ dưỡng chất và thiếu sự tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ở mức cần thiết. Rối loạn chức năng thận và gan cũng có thể dẫn đến thiếu vitamin D trong cơ thể.
 
Một khi cơ thể bị thiếu vitamin D, chị em sẽ nhanh chóng cảm thấy huyết áp tăng, dễ bị trầm cảm, kéo theo đó là các bệnh về tim, mỏng xương, mệt mỏi và hen suyễn…
 
Sau đây là một số triệu chứng thiếu hụt vitamin D ở phụ nữ mà chị em cần hết sức chú ý.
 
1. Chóng mặt
 
Phụ nữ bị thiếu vitamin D sẽ rất dễ dẫn đến thay đổi tâm trạng và tính khí hay nói cách khác thì chị em dễ chuyển sang tính khí thất thường giống như trong thời gian kinh nguyệt.
 
Vì vậy, nếu trải qua những thay đổi tâm trạng mà không có bất kỳ lời giải thích hợp lý thì bạn có thể nghĩ đến trường hợp bạn đang bị thiếu hụt vitamin D.
 
2. Ung thư
 
Một tác hại nghiêm trọng của việc thiếu hụt vitamin D là dẫn đến ung thư, nhất là các loại ung thư phổ biến như ung thư buồng trứng, bàng quang, vú, hoặc ung thư ruột kết.
 
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong số các nguyên nhân gây ung thư buồng trứng và ung thư vú thì thiếu hụt vitamin D đứng trong hàng đầu tiên.
 
Vì vậy, để ngăn ngừa những bệnh ung thư này cũng như ung thư ở các bộ phận khác, tốt nhất bạn nên chú ý đến lượng vitamin D mình bổ sung hàng ngày, tuyệt đối tránh tình trạng thiếu hụt vitamin D.
 
3. Các bệnh về xương
 
Cơ thể thiếu vitamin D sẽ dẫn đến các vấn đề về xương, đặc trưng là sự mất xương, xương trở nên yếu hơn và dễ bị mỏng đi.
 
Mật độ khoáng trong xương cũng bị giảm và xương trở nên rất yếu, ảnh hưởng đến cấu trúc xương và loãng xương. Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh có nhiều nguy cơ mắc các bệnh về xương hơn do cơ thể của họ gặp khó khăn trong việc hấp thụ vitamin D dễ dẫn đến chứng loãng xương.
 
Vì vậy, nếu bị bệnh loãng xương, chắc chắn chị em bị thiếu hụt vitamin D. Những người này nên bổ sung nhiều vitamin D và tiếp xúc với ánh mặt trời nhiều hơn. Tuy nhiên, nên tránh “phơi mình” ngoài ánh nắng mặt trời trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 6 giờ chiều vì trong quãng thời gian này, ánh mặt trời rất có hại cho da.
 
4. Tăng cân
 
Tăng cân đột ngột là một trong các triệu chứng thiếu hụt vitamin D ở phụ nữ vì nó làm rối loạn quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Nó cũng khiến bạn mất nhiều cảm giác khi ăn uống, nhất là cảm giác no.
 
5. Gặp khó khăn trong sản xuất insulin
 
Khi các bác sĩ thấy một phụ nữ gặp khó khăn trong sản xuất insulin, họ thường nghĩ ngay tới khả năng người bệnh bị thiếu hụt vitamin D.
 
Nếu không thể sản xuất insulin hoặc khả năng sản xuất insulin bị hạn chế, chị em sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Vì vậy, tốt nhất nên bổ sung vitamin D đầy đủ mỗi ngày.

Theo TTVN



Quả mướp chữa bệnh


Mướp là một loại quả vừa ngon, bổ, lại mát cho bữa ăn mùa hè. Từ mướp có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, đồ uống giải khát và chữa bệnh.

Trong quả mướp có chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C… Theo Đông y, mướp vị ngọt, tính mát, có công dụng sinh tân, chỉ khát, thanh nhiệt hóa đàm, lương huyết giải độc, thông sữa, thường dùng chữa các chứng như, ho suyễn nhiều đờm, viêm đường tiết niệu, mụn nhọt, ung thũng, sản phụ sữa không thông, táo bón…


 

Dưới đây là một số công dụng của mướp

- Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Mướp tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.

- Chữa kinh nguyệt không thông, không đều: Dùng 1 quả mướp khô đốt tồn tính, tán bột, uống ngày 10g vào lúc sáng sớm đói bụng. Mỗi liệu trình 10 ngày.

Thông sữa, lợi sữa: Dùng 1 quả mướp tươi, 10g muối ăn, nấu sôi với 1 lít nước, cho sản phụ uống đến khi sữa ra nhiều. Có thể nấu mướp với chân giò lợn để ăn với cơm hàng ngày. Ăn liền 5 ngày.

- Hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu: Mướp 200g, rửa sạch, cho 350ml nước nấu nhừ cho ít mật ong mà ăn, ngày ăn 2 lần. 10 ngày một liệu trình.

Ngoài ra, nước ép của quả mướp còn được dùng làm mặt nạ dưỡng da: nước ép quả mướp trộn ít mật ong, sau đó bôi lên mặt đã rửa sạch. Khoảng 10 phút sau dùng nước ấm rửa sạch, da của bạn sẽ bớt nhăn. Lưu ý: Những người tỳ vị hư yếu hay đau bụng, đại tiện lỏng nát không nên dùng.

Theo SKĐS
 



Quả trám trị viêm họng, sâu răng, hóc xương cá…


Quả trám là một loại quả dùng làm thực phẩm và có tác dụng chữa bệnh tốt. Theo y học cổ truyền, quả trám có vị chua, ngọt, chát, tính ấm, vào kinh phế, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, giải độc, lợi hầu họng, không độc.

Trám có nhiều loài khác nhau: trám trắng, trám đen, trám hồng. Quả trám còn gọi thanh quả hay cảm lãm (fructus canarii), được thu hái khi chín; có thể dùng tươi hoặc đem muối, sau đó phơi khô, hoặc sấy khô để chế các món ăn, có lợi cho hầu họng.


 

Thành phần hóa học, quả trám chứa protid, chất béo, hydrat cacbon, beta- caroten, acid oleannolic, một số khoáng chất: Ca, K, P, Fe, Mg, Mn, Zn, Cu… và vitamin C. Hạt quả trám chứa các acid béo.

Theo y học cổ truyền, quả trám có vị chua, ngọt, chát, tính ấm, vào kinh phế, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, giải độc, lợi hầu họng, không độc. Được dùng trị các bệnh về hầu họng sưng đau, ho nhiều đờm, viêm ruột, lỵ, tiêu chảy, khát nước. Quả xanh có tác dụng giải độc. Quả chín có tác dụng an thần, trị động kinh. Ngày dùng 6 – 12g, dưới dạng nhai nuốt nước, hoặc dạng nước sắc.

Một số cách trị bệnh từ quả trám

Trị đau họng, sưng amidan, ho, miệng khô, khát nước:

quả trám rửa sạch, bỏ hạt, nấu với nước, nấu 2 – 3 lần, mỗi lần đun sôi 1 giờ, để lắng, gạn bỏ cặn, lọc qua vải xô, cô thành cao 2:1, thêm đường đủ ngọt, ngày uống 2-3 lần trước bữa ăn, mỗi lần 5-10ml. Có thể uống nhiều ngày liền cho đến khi hết các triệu chứng.

Trị lỵ:

quả trám tươi khoảng 90g, để nguyên hạt sắc với nước (2 – 3 lần), gộp dịch chiết, cô lại lấy cao, theo tỷ lệ 1:1, chia 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn. Khi uống cần kiêng ăn các thứ tanh: cua, cá, lòng trắng trứng… Có thể uống nhiều ngày cho tới khi hết các triệu chứng.

Trị đau nhức xương khớp:

Vỏ trám hồng, cạo bỏ lớp bần bên ngoài, thái nhỏ, sắc nước uống, ngày 10 – 12g, chia 3 lần sau bữa ăn. Có thể thay vỏ bằng lá trám.

Trị đau răng, sâu răng:

Quả trám đốt thành than, tán bột mịn, trộn với một ít xạ hương, rồi bôi và xỉa vào chỗ răng đau. Hoặc lấy vỏ thân cây trám trắng cạo bỏ lớp vỏ đen bên ngoài, thái mỏng phơi khô, sắc lấy nước, ngậm 10 phút rồi nhổ đi. Ngày làm nhiều lần. Có thể phối hợp với rễ chanh, rễ cây trẩu hoặc rễ cà dại.

Trị lở sơn:

Vỏ cây trám, cạo bỏ lớp bần, thái nhỏ, nấu nước tắm, ngày 2 lần.

Trị tràng nhạc (loa lịch):

hạt trám, hạt gấc, vỏ quả mướp đắng, đốt thành than, tán bột mịn, trộn đều với dầu thực vật hoặc mỡ lợn, bôi vào chỗ đau.

Trị nứt nẻ kẽ ngón và gót chân khi trời rét:

Hạt trám trắng đốt thành than, tán mịn, trộn đều với dầu thực vật, bôi vào chỗ đau.

Trị hóc xương cá:

Quả trám trắng hoặc trám đen, nhai giập nuốt dần lấy nước; hoặc lấy 5 quả trám, sắc lấy nước, ngậm và nuốt dần. Hoặc chỉ lấy phần thịt quả trám, giã nát, ép lấy nước, uống dần. Hoặc lấy hạt quả trám, đốt tồn tính, rễ cây đậu ván trắng, thái nhỏ. Cả hai tán thành bột mịn, trộn đều, mỗi lần uống 4 – 6g. Tuy nhiên, cách làm này chỉ áp dụng với trường hợp bị hóc các xương cá nhỏ.

Theo SKĐS
 



Lạ lùng bé gái có tim bên phải


Một bé gái bị dị tật bẩm sinh vô cùng hiếm gặp sau khi chào đời với trái tim ở lồng ngực bên phải thay vì bên trái.

'Công chúa nhỏ' Tiiaana Majewski chào đời tại bệnh viện Alder Hey ở Liverpool (Anh) cách đây 20 tuần, với trọng lượng 2,7 kg. Ban đầu, các bác sĩ không nghĩ rằng Tiiaana sẽ sống sót sau khi họ phát hiện thấy cô bé bị dị tật tim bẩm sinh từ trong bụng mẹ.

Bé gái Tiiaana Majewski
Bé gái Tiiaana Majewski

Tim của Tiiaana nằm ở lồng ngực bên phải thay vì bên trái và cô bé không có phổi bên phải và thận bên trái. Đây là trường hợp dị tật vô cùng hiếm với tỷ lệ 1/1 triệu ca sinh trên thế giới.
 
Hiện tại, sức khỏe của Tiiaana hoàn toàn bình thường và cô bé đang được bố mẹ chăm sóc tại nhà ở  Warrington, Cheshire (Anh).
 
"Phổi và thận của con gái tôi đang phát triển rất tốt và có thể bù đắp cho phần cơ quan bị thiếu. Các bác sĩ rất bất ngờ về sự phát triển của cô bé", Charley Majewski, mẹ của Tiiaana, cho biết.

Theo Kiến thức



Trả lời 6 câu cực “sốc” của con


"Tại sao bố mẹ lại đẻ em? Con không thích có thêm em đâu! Con ghét em". Bạn sẽ nói gì khi bé tuôn ra một tràng những câu "sốc" đến thế?

Khi phát hiện mình có bầu tập 2, bạn suy nghĩ gì? Chắc hẳn bạn sẽ nghĩ đến tâm trạng của tập 1 thế nào. Liệu bé lớn của bạn có dễ dàng chấp nhận "ra rìa"? Và làm thế nào để hòa hợp giữa tập 1 với tập 2?
 
Hãy để trẻ con tự chăm nhau

Janis Keyser, một nhà giáo dục ở California đánh giá, gia đình như một hình tam giác, bố mẹ là đỉnh nhọn tam giác quản lý các con ở hai đỉnh dưới, có nghĩa là các con giữ vị trí giống nhau và cùng dưới quyền quản lý của bố mẹ.


 

Gia đình còn giống như hình tròn, nơi tất cả các thành viên trong gia đình đều có tầm quan trọng như nhau và có thể cùng nhau chia sẻ mọi chuyện.

Chính vì điều này, Keyser phát triển ý tưởng để cho các bé trong một gia đình cùng tham gia chơi một trò chơi. Trong trò chơi này, các bé sẽ nhận thấy vai trò tích cực của mình trong gia đình nếu chúng có thể hòa hợp được với nhau, chăm sóc nhau.

Keyser phát biểu: "Là bậc cha mẹ, tôi hiểu được tình yêu thương dành cho các con, nhưng tôi đã thử để tình yêu đó sang một bên để các con tôi tự thể hiện tình yêu với nhau, tự chăm sóc, nuôi dưỡng nhau. Đây cũng là cách để bọn trẻ học được cách cho và nhận, từ đó chúng có thể phát triển mối quan hệ thân thiết".

Keyser kể một câu chuyện của chính mình, khi con trai cô, Calvin 4 tuổi, vô tình đá phải bé Maya, em gái Calvin, Keyser đã kìm nén không chạy đến an ủi, dỗ dành Maya khi Maya khóc.

Thay vào đó, cô để cho Calvin tự làm điều đó và cuối cùng Maya thôi khóc và mỉm cười chơi đùa cùng anh trai. Trong hoàn cảnh này, việc dỗ dành em khiến Calvin thấy mình người lớn hơn, còn Maya cảm nhận được anh trai của cô là một người dịu dàng và chu đáo.

Đừng để bé có cảm giác "bị ra rìa"

Một đứa trẻ nhỏ hơn bao giờ cũng được quan tâm nhiều hơn, nhưng đừng vì thế mà bạn lơ là với đứa lớn. Hãy cố gắng duy trì thói quen tốt giữa bạn với bé lớn ngay cả khi có tập 2, ví dụ như đọc truyện cho bé trước khi đi ngủ, thủ thỉ tâm sự trò chuyện, lắng nghe khi bé nói chuyện.

Bên cạnh đó, khi chăm sóc bé nhỏ, bạn cũng để ý thái độ, hành động của bé lớn. Đừng để bé lớn thấy mình bị lạc lõng khi nhà có thêm thành viên mà hãy tăng tầm quan trọng của bé lên. Ví dụ như, bạn có thể nhờ bé lớn lấy cái này, cái nọ cho em, sau đó cảm ơn bé một cách chân thành cũng sẽ làm cho bé lớn thấy mình lớn hơn, trưởng thành hơn.

Một số câu đối đáp với trẻ bố mẹ cần biết:

1. "Tại sao bố mẹ lại đẻ thêm em? Con không thích có thêm em đâu!"

Thay vì trả lời: "Rồi con sẽ yêu em bé thôi!" thì bạn hãy xem có nên nói: "Đó có phải là điều con nghĩ không? Con có biết, dù có thêm em bé, nhưng con mãi mãi vẫn là đứa con đầu lòng mẹ yêu quý nhất không!".

2. "Con và em, mẹ yêu ai hơn?"  

Thay vì nói: "Mẹ yêu tất cả các con như nhau" thì bạn hãy xem có nên nói: "Đây là một câu hỏi vô cùng khó với mẹ vì mỗi đứa con của mẹ đều đặc biệt, đều là một phần của mẹ".

3. Bé gào thét: "Oa, oa, mẹ ơi, mẹ ơi!"    

Thay vì quát bé: "Con đừng hành động như một đứa bé nữa, bây giờ con đã là anh/ chị rồi đấy!", bạn hãy nói: "Con muốn chơi gì nào? Vào đây với mẹ nào, hai mẹ con mình cùng chơi nhé!"

4. "Mẹ quan tâm em hơn con!"

Thay vì từ chối: "Không đúng đâu con, mẹ cũng quan tâm đến con mà!' thì bạn hãy nói: "Con muốn mẹ quan tâm đến con hơn đúng không? Mẹ cũng muốn con quan tâm đến mẹ hơn. Vậy hay là chúng ta thử "hẹn hò" cùng quan tâm đến nhau, chỉ hai chúng ta thôi nhé!"

5. "Tại sao mẹ luôn luôn đứng về phía em?"

Đừng giải thích nhiều mà hãy nói: "Vậy để cho công bằng, con hãy đứng về phía em, bảo vệ em nhé!"

6. "Con ghét em!"

Bạn chắc hẳn sẽ phủ nhận: "Không, con không được ghét em, em là em của con mà!". Nhưng mà hãy hỏi lại bé để bé chuyển đề tài: "Chắc em vừa làm điều gì làm con tức giận đúng không nào?"

Theo TTVN



Trên quê hương Anh hùng Lỷ A Coỏng


Quảng An, một xã vùng cao của huyện Đầm Hà với 72% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số vốn từ trước tới nay nổi tiếng bởi đây là quê hương người anh hùng tiễu phỉ Lỷ A Coỏng. Với niềm tự hào ấy, người dân nơi đây đang nỗ lực cùng nhau xây dựng quê hương giàu đẹp hơn.

Chuyện gia đình người anh hùng tiễu phỉ

Lặn lội hơn chục km từ thị trấn Đầm Hà, chúng tôi có mặt tại nhà Anh hùng Lỷ A Coỏng ở thôn Làng Ngang, xã Quảng An. Tiếp quản ngôi nhà đơn sơ của ông bà để lại là anh Lỷ Say Dùng, 47 tuổi, con út của anh hùng Lỷ A Coỏng. Bên chiếc bàn mộc mạc, anh và tôi cùng ôn lại chiến công đi vào sử sách của người cha mà anh ngưỡng mộ.

Sau hiệp định Giơnevơ (tháng 7-1954), đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược "diệt Cộng" ở miền Nam và phá hoại miền Bắc. Khu vực miền Đông Quảng Ninh là một trong những địa bàn chúng xây dựng lực lượng phản động, đưa biệt kích thâm nhập. Tháng 8-1958, tên phỉ Trình Coóng Phí cưỡng bức hơn 80 người dân chạy vào rừng, lập căn cứ tại huyện Hà Cối (nay là Hải Hà). Cuối năm đó, nhóm này đã nhập với toán biệt kích do tên Lường Mủ, từ vĩ tuyến 17 đột nhập ra Bắc. Tháng 9-1959, chúng sáp nhập với bọn phỉ ở Bình Liêu. Bọn phỉ tổ chức cướp súng, bắn giết cán bộ xã, cướp lương thực, thực phẩm của dân. Đồng chí Lỷ A Coỏng khi đó là xã đội trưởng du kích của xã Thanh Y (nay là xã Quảng Lâm của huyện Đầm Hà) đã chỉ huy anh em du kích xã dũng cảm đánh trả lại bọn phỉ để bảo vệ cuộc sống yên bình cho bà con. Năm 1961, đồng chí và đội du kích xã cùng bộ đội biên phòng, công an phối hợp bao vây đường dây, hang ổ, tiêu diệt gần 80 tên phỉ, xoá sổ bọn phỉ trên địa bàn huyện Đầm Hà. Với thành tích đó, ngày 1-1-1967, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vì có thành tích trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Trường THCS Quảng An (Đầm Hà) được kiên cố hoá khang trang.
Trường THCS Quảng An (Đầm Hà) được kiên cố hoá khang trang.

Phát huy thành tích của gia đình, con cháu Anh hùng Lỷ A Coỏng luôn tự giác vươn lên phát triển kinh tế, đóng góp vào công tác xoá đói, giảm nghèo của xã. 6 người con của ông đều được học hành đầy đủ. Ngoài con gái cả vào Đắc Lắc sinh sống, 5 người con còn lại (4 gái, 1 trai) của Anh hùng Lỷ A Coỏng hiện an cư lạc nghiệp trên đất Quảng An. Bản thân anh Dùng, từ năm 2006 đã xây dựng mô hình phát triển vườn ươm giống, gồm: keo, quế để cung cấp cho bà con dân bản trồng rừng. Mô hình này đã tạo thu nhập cho gia đình anh vài chục triệu đồng mỗi năm.

Anh Lỷ Say Dùng (phía trong, bên phải) - con trai út của Anh hùng Lỷ A Coỏng kể cho cán bộ trẻ của huyện Đầm Hà và xã Quảng An về bố mình.
Anh Lỷ Say Dùng (phía trong, bên phải) – con trai út của Anh hùng Lỷ A Coỏng kể cho cán bộ trẻ của huyện Đầm Hà và xã Quảng An về bố mình.

Bà con nơi đây ngưỡng mộ nhất với gia đình Anh hùng Lỷ A Coỏng chính là phong trào hiếu học. Ở một xã vùng cao, số đông là đồng bào dân tộc thiểu số như Quảng An, để có con em theo học hết cấp 3 không nhiều, nhưng với gia đình anh Lỷ Say Dùng, 4 người con thì 1 đã tốt nghiệp Đại học Nông lâm Thái Nguyên, 1 tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, con gái thứ 3 vừa tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm, còn cô con gái út cũng vừa thi xong cao đẳng. Con các anh chị khác của anh Dùng cũng được học hành đầy đủ, có cháu còn tốt nghiệp đại học giờ đang công tác ở huyện.

Phát huy truyền thống trên quê hương anh hùng

Không chỉ con cháu của Anh hùng Lỷ A Coỏng mà bà con dân tộc đất Quảng An luôn tự hào về truyền thống anh hùng của quê hương mình. Bởi vậy, phong trào phát triển kinh tế, xoá nghèo, đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở Quảng An phát triển mạnh mẽ. Năm 2011, trong số 11 thôn, bản của xã thì các thôn Thìn Thủ, Làng Ngang, Nà Thổng đạt thôn văn hoá. Cả xã có tới 630 hộ đạt gia đình văn hoá. Trường học các cấp, trạm y tế xã trên địa bàn đã được đầu tư xây dựng khang trang. Thay vì phải đi vận động học sinh tới lớp, bà con dân tộc ở Quảng An đều tự giác cho con em đến trường. Năm học 2011-2012, toàn xã có 11 lớp mẫu giáo, 35 lớp tiểu học, 11 lớp THCS với tổng số 889 học sinh. Số học sinh chuyển cấp nơi đây đạt tới 100%. Việc giáo dục truyền thống anh hùng yêu nước, nhất là học tập tấm gương Anh hùng Lỷ A Coỏng cho thế hệ con, cháu trong xã luôn được xã chú trọng. 455 thanh niên trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự của xã luôn sẵn sàng lên đường nhập ngũ.

Phong trào phát triển kinh tế, giảm nghèo được xã quan tâm. Đồng chí Nguyễn Văn Chinh, Bí thư Đảng uỷ xã cho biết, ngoài làm nông nghiệp, hầu hết hộ dân trong xã đều tự giác tham gia trồng rừng, chăn nuôi gia súc, gia cầm để phát triển kinh tế gia đình. Đến nay, toàn xã đã có trên 2.000ha rừng sản xuất, cho tổng giá trị từ ngành lâm nghiệp của xã trong 6 tháng đầu năm 2012 hơn 1,65 tỷ đồng. Đàn gia súc, gia cầm nơi đây ngày một phát triển. Đến nay, toàn xã có tới hơn 740 con trâu, bò, trên 2.000 con lợn, gần 10.000 gia cầm các loại. Ngoài trồng lúa, ngô là chủ yếu như trước kia, nay bà con đã biết trồng thêm rau xanh, mía, khoai tây để cung cấp cho thị trường trong huyện. Năng suất của các loại này cho từ 100-120 tạ/ha, góp phần tạo thu nhập đáng kể cho người dân. Tận dụng những ao chuôm nhỏ, đồng thời cải tạo một số ruộng cho năng suất kém, bà con dân tộc trong xã còn phát triển thêm nghề nuôi cá nước ngọt, đưa Quảng An trở thành xã có diện tích nuôi cá nước ngọt lớn của huyện. Hiện nay, toàn xã có tới 10ha ao nuôi cho thu hoạch trong 6 tháng đầu năm 2012 trên 10 tấn với tổng thu nhập khoảng 158 triệu đồng. Ở xã đã xuất hiện nhiều mô hình làm kinh tế giỏi, như: mô hình trồng nấm linh chi của gia đình anh Nguyễn Văn Nhênh, thôn Đông Thành cho thu nhập khoảng 200-300 triệu mỗi năm; hay mô hình nuôi vịt siêu trứng của gia đình anh Bùi Văn Lập, thôn Hải An cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm… Anh Bùi Văn Lập, cho biết: "Chúng tôi tự hào vì mình được sinh ra, lớn lên trên quê hương của Anh hùng Lỷ A Coỏng, bởi vậy mà ngày nay, chúng tôi luôn nghĩ mình phải có trách nhiệm cùng nhau xây dựng, đưa Quảng An ngày một phát triển".

Sự nỗ lực của người dân xã Quảng An đã giúp mảnh đất  vùng cao này "thay da đổi thịt". Đến nay, 20% trong số 1.176 hộ gia đình trong xã có cuộc sống khá giả. Năm 2011, toàn xã xoá được 273 hộ nghèo, năm 2012 này dự kiến xoá thêm 104 hộ. Đây là những thành tích mà bà con nơi đây thể hiện sự trân trọng, biết ơn những hy sinh của các thế hệ ông cha đi trước, giúp bà con được hưởng cuộc sống hoà bình, ấm no.

Thu Nguyệt



Mô hình dòng họ tự quản ANTT ở Đài Xuyên


Ông Nguyễn Văn Sự, trưởng dòng họ Nguyễn, xã Đài Xuyên (Vân Đồn) kể: Trên 30 năm qua, các gia đình thuộc hai dòng họ Nguyễn và họ Phạm đến đây xây dựng kinh tế mới, luôn cần cù lao động, đùm bọc lẫn nhau vượt qua khó khăn, thử thách. Các gia đình luôn chấp hành, thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân, góp phần tích cực xây dựng quê hương mới Đài Xuyên ngày càng đổi mới và phát triển toàn diện. Hai dòng họ phấn đấu đến năm 2015 không còn hộ nghèo…

Đài Xuyên là xã một trong những xã "134, 135" của tỉnh, hiện có trên 500 hộ với gần 2.000 khẩu, hầu hết từ các địa phương trong tỉnh (Quảng Yên, Bình Liêu, Tiên Yên) và tỉnh Thái Bình đến xây dựng kinh tế mới từ các năm 1978 và 1991. Người dân nơi đây chủ yếu sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp; hiện còn nhiều hộ nghèo, nhiều phong tục, tập quán lạc hậu… là những bất cập, hạn chế trong phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện các phong trào thi đua, cuộc vận động, đấu tranh phòng, chống tội phạm, TNXH, giữ gìn, đảm bảo ANTT trên địa bàn.

Hai dòng họ Phạm và Nguyễn tổ chức hội nghị triển khai thực hiện quy ước, hương ước thực hiện mô hình tự quản ANTT.
Hai dòng họ Phạm và Nguyễn tổ chức hội nghị triển khai thực hiện quy ước, hương ước thực hiện mô hình tự quản ANTT.

Xác định rõ đặc thù của địa phương, quyết tâm xây dựng địa bàn trong sạch, môi trường lành mạnh, không có TNXH… xã và huyện đã chọn hai dòng họ Phạm, Nguyễn chiếm số đông dân số trên địa bàn để thực hiện điểm mô hình tự quản ANTT trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và thực hiện tiêu chí 19 (giữ vững an ninh – trật tự an toàn xã hội) trong chương trình xây dựng nông thôn mới.

Để thực hiện hiệu quả mô hình, bên cạnh xây dựng lực lượng nòng cốt thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ của hai dòng họ, xã hướng dẫn các dòng họ xây dựng quy ước tự quản về ANTT. Trên cơ sở đó, các dòng họ đã xây dựng Quy ước gồm 4 chương và 19 điều, quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi gia đình thuộc dòng họ trong việc thực hiện tự quản về ANTT gắn với thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư" với các việc làm cụ thể, thiết thực. Cùng với xây dựng, triển khai thực hiện các nội dung của quy ước, mỗi dòng họ còn thành lập hội đồng gia tộc, gồm những người có uy tín, năng lực, trình độ, tâm huyết với công việc, được người trong dòng tộc tín nhiệm bầu và công nhận. Hội đồng gia tộc có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các gia đình thực hiện quy ước; luôn giữ mối liên hệ mật thiết với cấp uỷ, chính quyền, Công an xã, các tổ chức đoàn thể ở địa phương để phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo dòng họ thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANTT; tuyên truyền, giáo dục, vận động người trong dòng tộc chấp hành, thực hiện các chính sách, đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Ngược lại, khi trong mỗi dòng tộc có những vấn đề liên quan đến ANTT, thì chính quyền, Công an xã sẽ thông báo cho Hội đồng gia tộc có trách nhiệm gặp gỡ, giúp đỡ, giáo dục và xử lý theo quy ước của dòng họ.

Hàng năm, từng dòng họ đều tổ chức sơ, tổng kết những kết quả đã thực hiện được, thống nhất đề ra các giải pháp khắc phục những tồn tại và hướng phấn đấu trong thời gian tiếp theo; thảo luận bổ sung, điều chỉnh quy ước cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Trưởng Công an xã Nguyễn Văn Ken kể về hai trường hợp điển hình mà các hội đồng gia tộc đã tham gia tuyên truyền, giáo dục rất hiệu quả. Trường hợp thứ nhất: Anh Nguyễn Văn Thanh, ở thôn Voòng Tre, là đối tượng không chịu làm ăn, chuyên tụ tập cờ bạc, gây mất trật tự xã hội trong thôn, trong xã, bị Công an xã nhắc nhở rất nhiều lần. Hội đồng gia tộc họ Nguyễn đã cử người thường xuyên kèm cặp, giúp đỡ, khuyên giải. Đến nay anh Thanh đã từ bỏ tệ nạn cờ bạc, chuyên tâm vào lao động sản xuất, tham gia cùng dòng họ giữ gìn bảo vệ ANTT. Trường hợp thứ hai: Anh Phạm Văn Dũng, do đánh nhau gây thương tích, bị TAND huyện Vân Đồn xử hơn 2 năm tù, tháng 3-2011 ra tù về địa phương. Lúc đầu Dũng rất mặc cảm và tự ti, song được sự quan tâm giúp đỡ của dòng họ Phạm, Công an xã, anh Dũng đã học nghề và mở hiệu chữa xe máy, giải quyết việc làm cho một số thanh niên trong xã.

Thái Hà



Vietnam's Next Top Model 2012 Giám khảo Top Model gõ cửa ...


Sự vắng mặt bí ẩn của Giám đốc hình ảnh Nam Trung trong tập 2 tại Vịnh Hạ Long vừa rồi ít nhiều đã làm cho thí sinh thắc mắc và tò mò. Nhưng ở tập 3 tại khách sạn InterContinental Hà Nội Westlake, giám khảo Nam Trung đã xuất hiện một cách  hết sức bất ngờ và kịch tính.

Vừa xuống sân bay Nội Bài anh đã đi thẳng đến khách sạn InterContinental Hà Nội Westlake và lập tức cùng với Xuân Lan đến từng phòng thí sinh để gọi họ dậy và yêu cầu lập tức đến gặp anh.

Tập 3 Vietnam's Next Top Model 2012 sẽ được phát sóng lúc 20h chủ nhật ngày 2/9 trên VTV3./.

Clip giám khảo Nam Trung – Xuân Lan tới gõ cửa phòng thí sinh:




Kê khai tài sản của người có chức, quyền: Không hiệu quả


Quan chức kê khai tài sản! Ảnh: Internet.

 

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH – ông Nguyễn Đình Quyền – cho rằng, việc kê khai tài sản của người có chức, quyền phần nào không hiệu quả bởi không có quy định rõ ràng về quy trình xác minh tài sản, cũng như trách nhiệm của những người liên quan đến quá trình kê khai tài sản.

 

"Hiện nay, người khai man hay xác minh sai đều không chịu bất cứ hình thức kỷ luật nào" – ông Quyền cho biết.

 

Theo ông Phí Ngọc Tuyển – Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ – một trong những bất cập nữa của chính sách hiện nay là thay vì quy định phải kê khai "nguồn thu nhập" để từ đó phát hiện xung đột lợi ích, nguy cơ tham nhũng thì lại chỉ yêu cầu kê khai "tổng thu nhập".

 

Không chỉ có vậy, theo ông Tuyển, hiện nay cũng chưa có quy định nào buộc cán bộ, công chức phải giải trình tăng, giảm tài sản, thu nhập, nên rất khó phát giác những tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng. 

 

Một số đại biểu cho rằng, việc kê khai hiện nay chỉ dựa vào ý thức tự giác của người phải kê khai, trong khi những người trực tiếp đi xác minh tài sản lại chủ yếu là những người trong cùng đơn vị, nên công tác này không hiệu quả là điều dễ hiểu.

 

Bên cạnh đó, việc "bó tay" với tình trạng những người có chức, có quyền nhờ người thân đứng tên tài sản cũng khiến người dân chưa tin vào chủ trương kê khai tài sản.

 

Ngoài ra, các đại biểu cho rằng, cần công khai kết quả kê khai tài sản, thu nhập của những người có chức, có quyền tại đơn vị công tác và ở tổ dân phố, để người dân giám sát.

 

Theo Nguyễn Hùng

Lao Động



Hơn 30 triệu đồng đến với 4 chị em có cha mang bệnh hiểm nghèo


Đây là lần thứ 2 chúng tôi có mặt tại nhà anh Lê Văn Thành, chị Trần Thị Khoa, bố mẹ 4 chị em thơ Lê Đài Loan (11 tuổi), Lê Kiều Trang (9 tuổi), Lê Phương Linh (3 tuổi), Lê Khánh Huyền xóm 3 Hạ Long, xã Đức Long, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Dù anh Thành đang bị bệnh nặng, sống chết chưa biết ra sao, nhưng khác với lần chúng tôi ghé thăm cách đấy vài tuần lễ, tinh thần của mấy mẹ con chị Khoa hiện đã khá hơn. Chị Khoa vừa bế con vừa tâm sự rất nhiều sự cảm thông của các nhà hảo tâm trên mọi miền đất nước, nhiều Việt kiều đang sinh sống ở nước về bệnh tật của chồng, về hoàn cảnh bi đát của mấy đứa con thơ.
Hơn 30 triệu đồng đến với 4 chị em có cha mang bệnh hiểm nghèo

Hơn 30 triệu đồng đến với 4 chị em có cha mang bệnh hiểm nghèo

PV

Thay mặt chính quyền địa phương Bí thư Lê Thước bày tỏ lời cảm ơn tới báo Dân trí, tới các nhà hảo tâm gần xa đã quan tâm hỗ trợ gia đình anh Thành, chị Khoa trong hoàn cảnh éo le. "Ai trong xóm cũng rất thương cảm hoàn cảnh của gia đình chị Khoa, bà con lối xóm cũng đã thương yêu đùm bọc gia cảnh này. Nhưng bệnh tật anh Thành quá nặng, chi phí tốn kém, sự giúp đỡ của bà con lối xóm không thể đủ được. Giờ có được sự quan tâm, hỗ trợ của các nhà hảo tâm thế này thật đáng quý, hi vọng chị Khoa gom góp chi tiêu hợp lí để dành tiền cứu chồng, giúp con ăn học"- ông Thước chia sẻ.

Văn Dũng – Huy Thái



Những dấu hiệu bất thường trong một bản án



Con đường do ông Cao Quang Ngọc mở khi không có sự phê duyệt của cấp có 
thẩm quyền là xâm phạm an ninh quốc gia, rất nguy hiểm và cần sớm xem xét, xử lý

"Tai bay vạ gió"

Theo tài liệu hồ sơ trong vụ kiện dân sự "Tranh chấp quyền sử dụng đất" giữa nguyên đơn là ông Cao Quang Ngọc (SN 1974, trú tại khu 7, phường Hải Yên, TP Móng Cái, Quảng Ninh) và bị đơn là anh Lương Thanh Tùng (SN 1985, trú tại thôn Lục Phủ, xã Bắc Sơn, TP Móng Cái), từ năm 1998, gia đình anh Lương Thanh Tùng được Lâm trường 42 – Đoàn kinh tế quốc phòng 327 tạm giao cho 5,3ha đất rừng tại thôn Lục Phủ, xã Bắc Sơn. Đến năm 2002, Nhà nước khảo sát, đo vẽ cụ thể diện tích đất của từng hộ đang sử dụng. Trong đó, gia đình anh Tùng có diện tích sử dụng 52.778m2 đất tại thôn Lục Phủ, xã Bắc Sơn được chứng minh bởi các điểm mốc giới theo tờ bản đồ địa chính số 113 lập năm 2002. 

Bỗng dưng, ngày 24-12-2009, ông Cao Quang Ngọc có đơn khởi kiện anh Lương Thanh Tùng tại TAND TP Móng Cái, đòi anh Tùng phải trả lại 12.500m2 đất. Đây là một khu đất đắc địa ngay sát bờ sông Ka Long (TP Móng Cái) mà gia đình anh Tùng được giao. Địa điểm này có thể mở một "cửa khẩu" xuất, nhập hàng tiểu ngạch qua biên giới khá lý tưởng. Chính vì lẽ đó, ông Cao Quang Ngọc ngay khi thuê được vùng đất này đã mở một con đường chạy thẳng ra bờ sông Ka Long, phía bên kia là đất Trung Quốc.

Cùng với đơn khởi kiện, ông Cao Quang Ngọc đã xuất trình hợp đồng thuê đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) do UBND TP Móng Cái cấp. Trong quá trình giải quyết vụ án, TAND TP Móng Cái đã lập Hội đồng thẩm định. Tại Biên bản thẩm định ngày 25-6-2010, xác định diện tích đất của gia đình ông Cao Quang Ngọc thuê là 37.500m2 theo Hợp đồng số 30/HĐTĐ ngày 20-9-2007, trong đó có 14.450,2m2 đất lại chồng lấn trên diện tích 52.778m2 đất do gia đình anh Tùng đang sử dụng từ năm 1998 theo bản đồ số 355A-1 Lâm trường 42 – Đoàn kinh tế quốc phòng 327. 

Điều đáng nói, trong cách tiếp nhận và giải quyết vụ việc, mặc dù ông Cao Quang Ngọc không ký đơn khởi kiện mà ủy quyền cho người khác ký nhưng Tòa dân sự TAND TP Móng Cái vẫn thụ lý và đem ra xét xử. Tại hai phiên xử sơ thẩm dân sự ngày 1-8-2010 và 22-6-2012, ông Cao Quang Ngọc đều được tuyên thắng kiện và gia đình anh Lương Thanh Tùng buộc phải trả lại cho ông Cao Quang Ngọc 14.450m2 đất.

Vạch trần những khuất tất!

Sự bất thường trong cách giải quyết vụ việc của TAND TP Móng Cái ở chỗ, tại Điều 32 Luật Đất đai năm 2003 quy định, việc quyết định giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được thực hiện sau khi có quyết định thu hồi đất đó. Như vậy, Hợp đồng thuê đất số 30/HĐTĐ ngày 20-9-2007 giữa UBND TP Móng Cái với ông Cao Quang Ngọc đã vi phạm Điều 32 Luật Đất đai. Khó hiểu hơn là tại Bản án DSST số 05-2012 ngày 22-6-2012, Tòa dân sự TAND TP Móng Cái còn tuyên: "Công nhận tính hợp pháp của HĐTĐ số 30/HĐTĐ ngày 20-9-2007 giữa UBND TP Móng Cái với ông Cao Quang Ngọc và Giấy CNQSDĐ số AK223169 ngày 25-6-2008, do UBND TP Móng Cái cấp cho ông Cao Quang Ngọc". Đây là điều nằm ngoài yêu cầu khởi kiện của ông Cao Quang Ngọc. Chính vì thế, sau khi nghiên cứu Bản án dân sự sơ thẩm của TAND TP Móng Cái, Viện KSND cùng cấp đã kháng nghị và nhận định, Hợp đồng thuê đất số 30/HĐTĐ ngày 20-9-2007 giữa UBND TP Móng Cái với ông Cao Quang Ngọc đã vi phạm Điều 32 Luật Đất đai năm 2003.

Mặt khác, hồ sơ xin đăng ký quyền sử dụng đất của ông Cao Quang Ngọc không đúng quy định của pháp luật như: Đơn xin cấp Giấy CNQSDĐ của ông Ngọc được lưu trong hồ sơ cấp đất người viết không ghi ngày, tháng. Trong các mục người viết, người xác nhận, chính quyền địa phương xã đều không ghi ngày tháng, cán bộ địa chính, người thẩm tra cũng không ghi chức danh, phần xác nhận tình trạng tranh chấp khiếu nại về đất đai bỏ trống; Biên bản giao đất ghi 9 thành viên gồm các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tham gia nhưng chỉ có 7 thành viên ký và cũng không có chữ ký xác nhận của các hộ giáp ranh.
Lẽ ra, khi giải quyết vụ án, Bản án sơ thẩm phải đánh giá đầy đủ chứng cứ của hai bên đưa ra, tìm ra nguyên nhân số diện tích đất gia đình anh Tùng thiếu có trùng với phần đất được cấp cho gia đình ông Ngọc hay không; Giá trị pháp lý của bản đồ giao đất của Lâm trường 42 – Đoàn kinh tế quốc phòng 327 cho gia đình anh Tùng; Giá trị pháp lý của hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất của gia đình ông Ngọc từ đó làm căn cứ giải quyết vụ án. Nhưng Bản án DSST này xử chấp nhận đơn khởi kiện của ông Ngọc, buộc anh Tùng phải trả lại ông Ngọc 14.500,2m2 đất là không có căn cứ. 

Trao đổi với phóng viên liên quan đến việc ông Cao Quang Ngọc thuê đất rồi mở đường thuộc phạm vi "trọng điểm" sát biên giới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu cho biết, sẽ giao các cơ quan chức năng xem xét và giải quyết triệt để vụ án theo các quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời, ông Đặng Huy Hậu khẳng định: "Đây là vùng đất giáp biên giới, là khu vực an ninh quốc phòng. Bất luận như thế nào, việc mở đường của ông Cao Quang Ngọc khi không có sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền là xâm phạm an ninh quốc gia, rất nguy hiểm và cần sớm xem xét, xử lý".

Trước việc thao túng được một số cán bộ có thẩm quyền, ông Cao Quang Ngọc đã ngang nhiên "làm xiếc" để chiếm đất của dân. Dư luận không khỏi đặt ra câu hỏi, ông Cao Quang Ngọc là ai mà có thể làm những việc "động trời" như vậy? Báo ANTĐ sẽ tiếp tục đăng tải những thông tin về ông Cao Quang Ngọc liên quan đến những phi vụ khác mà có sự tiếp tay của cơ quan chức năng, những người giữ vai trò quan trọng trong chính quyền ở Móng Cái.

Quang Trường



Trung Quốc “cấm biên”, hàng ngàn container ách tắc


Gần 400 doanh nghiệp (DN) hoạt động dịch vụ xuất nhập khẩu tại Móng Cái, Quảng Ninh đang có nguy cơ phá sản khi số lượng hàng hóa tạm nhập tái xuất bị tắc lại ngày càng nhiều.

Trung Quốc
Bến Lục Lầm từng sôi động nhất vùng biên nhưng giờ chìm trong yên ắng – Ảnh: P.H.S

Cửa khẩu Ka Long vốn rất đông đúc, tấp nập, bởi là nơi xuất hàng nhiều nhất TP.Móng Cái (Quảng Ninh) với 9 điểm xuất hàng. Thế nhưng lúc 9 giờ sáng ngày 23.8, trước mắt chúng tôi chỉ lác đác vài chiếc xe đông lạnh đang xuống hàng. Dưới bến sông, hàng trăm chiếc đò máy đỗ san sát im lìm. 15 giờ, đường vào bến Lục Lầm, P.Hải Hòa cũng vắng tanh vắng ngắt. Sát lối vào bến, vài chục cửu vạn, lái xe… ngồi chật các quán nước tán chuyện hoặc tụ tập chơi bài…

Tồn đọng gần 4.000 container

Anh Nguyễn Văn Thanh (39 tuổi), lái xe container chở hàng đông lạnh hơn 4 năm nay cho biết, chưa bao giờ tình hình xuất hàng tại bến Lục Lầm lại khó khăn như hiện tại. Bình thường, container hàng chuyển từ Hải Phòng lên đến đâu là được tháo kẹp chì, cửu vạn vận chuyển xuống đò đưa qua bên kia ngay. Kẹt lắm cũng chỉ một hai ngày là xuất được. Trong khi giờ ngày nhiều cũng chỉ được chục container, thậm chí có ngày chỉ xuất được 2 container, toàn bộ số container bị ách lại đều phải gửi vào kho bãi gần bến. Hàng ngàn cửu vạn quê Nam Định, Hưng Yên… bị thất nghiệp, không trụ nổi phải về quê.

Theo một cán bộ thuộc Tổ Hải quan Lục Lầm, Chi cục Hải quan Móng Cái, đây là thời kỳ hàng xuất qua bến ít nhất trong hàng chục năm nay. Mỗi ngày chỉ xuất được vài container. Còn theo một chủ hàng, trước đây tại Lục Lầm có ngày xuất tới hàng trăm container, toàn Móng Cái có ngày xuất tới gần 500 container hàng.

Thống kê của Hải quan Móng Cái cho thấy, đến thời điểm hiện tại, số lượng container hàng tạm nhập tái xuất tồn đọng đã lên đến gần 4.000, trong đó có hơn 1.000 container hàng đông lạnh.

Doanh nghiệp VN "nắm đằng lưỡi"

Điều mà nhiều DN làm xuất nhập khẩu ở Móng Cái lo ngại là chưa biết bao giờ tình trạng "cấm biên" của phía Trung Quốc (TQ) mới kết thúc. Trước đó, đã nhiều lần phía TQ "cấm biên" nhưng chỉ tối đa là 3 tháng, đợt "cấm biên" lần này đã kéo dài tới gần 6 tháng, nhiều DN bị ùn hàng đang có nguy cơ phá sản.

Theo một lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, việc ách tắc hàng xuất tại cửa khẩu không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế, gây khó khăn cho DN mà còn tác động đến đời sống của người dân vùng biên. Quan điểm của tỉnh là duy trì và thúc đẩy hoạt động tạm nhập tái xuất vì đây loại hình thức dịch vụ thương mại phong phú và đa dạng. Tỉnh và các ngành chức năng sẽ đẩy mạnh hợp tác với TQ để giao lưu hàng hóa ngày càng thông thoáng, thuận lợi cho cả hai bên, tránh gây thiệt hại cho DN tạm nhập tái xuất.

Trong khi đó, trao đổi với Thanh Niên, ông Dương Văn Cơ, Chủ tịch UBND TP.Móng Cái nhìn nhận, thành phố "không thể đề xuất gì với phía TQ mà chỉ có thể cố gắng tạo điều kiện cho các DN đầu tư xây dựng nhiều kho bãi, trạm điện, tạo thủ tục thông thoáng… để họ hoạt động".

Một DN có trụ sở tại Móng Cái tính toán, với container chứa hàng đông lạnh, tiền điện để bảo quản phải từ 1,5 đến 2 triệu đồng/ngày, tiền lưu kho bãi từ 300.000 – 500.000 đồng/ngày… Do là hàng tạm nhập rồi tái xuất qua cho phía TQ nên DN VN làm dịch vụ sẽ chi trả rồi thanh toán với chủ hàng phía TQ. Nếu thời gian lưu kho bãi kéo dài, chi phí đội lên rất cao, thậm chí lớn hơn giá trị hàng trong container dẫn đến chủ hàng TQ bỏ hàng. Khi đó, DN VN phải chịu mọi tổn thất, bởi hai bên ít khi có ràng buộc hoặc nếu có thì DN VN cũng nắm đằng lưỡi.

Phạm Hải Sâm

Phòng khám có bác sĩ Trung Quốc lưu giữ thuốc lậu
Vi cá mập Trung Quốc làm từ… cao su
Nho Trung Quốc có dư lượng thuốc BVTV cao gấp 3-5 lần
"Nho Mỹ" xuất xứ từ Trung Quốc
"Cỏ lạ" Trung Quốc chưa được phép nhập khẩu trồng trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai
Phong trào tẩy chay hàng Trung Quốc lan rộng



Hàng hóa ùn tắc tại cửa khẩu Móng Cái


Đơn vị quảng cáo:  

0944 525 625 (Ms.Trang)

Email: quangcao@admicro.vn

Tel: 844 39748899 Ext:2222 Website: www.admicro.vn

Hỗ trợ và CSKH: 01268 269 779 (Ms. Thơm)



Hội thảo khoa học về Đề án phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ninh


Sáng 31-8, tại TP Hạ Long, Hội đồng lý luận Trung ương và Thường trực Tỉnh ủy đã tổ chức hội thảo khoa học về Đề án phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ninh.

Dự hội thảo, về phía Hội đồng lý luận Trung ương có Giáo sư, tiến sỹ Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng; Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng; Giáo sư, tiến sỹ Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng.

Giáo sư, tiến sỹ Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phát biểu tại buổi hội thảo.
Giáo sư, tiến sỹ Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phát biểu tại buổi hội thảo.

Về phía tỉnh Quảng Ninh có các đồng chí: Phạm Minh Chính, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Đức Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Đọc, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.

Thay mặt các đồng chí lãnh đạo tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Phạm Minh Chính đã trình bày tóm tắt Đề án phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ninh. Đồng chí nhấn mạnh việc xây dựng Đề án nhằm tạo sự đột phá về cơ chế chính sách, nguồn lực để khai thác tối đa, lợi thế xây dựng Quảng Ninh trở thành địa bàn động lực, xứng đáng là "đầu tàu" phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế, đảm bảo vững chắc an ninh quốc phòng là điều rất cần thiết.

Quang cảnh hội thảo.
Quang cảnh hội thảo.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy mong muốn các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến xây dựng, giúp tỉnh Quảng Ninh hoàn thiện Đề án trình Bộ Chính trị một cách thuyết phục, đạt hiệu quả cao.

Tại hội thảo, các đại biểu đều đánh giá cao Quảng Ninh đã chuẩn bị Đề án công phu, khoa học và sáng tạo, đồng thời tham gia ý kiến đóng góp tại một số phần trong Đề án.

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương nhấn mạnh, Đề án đã thể hiện được tính khả thi lớn và bày tỏ sự ủng hộ, nhất trí cao đối với Đề án của tỉnh Quảng Ninh; tin tưởng  tỉnh Quảng Ninh sẽ trình bày và bảo vệ thành công Đề án.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Bí thư Tỉnh uỷ Phạm Minh Chính cảm ơn sự quan tâm, ủng hộ của các đồng chí trong Hội đồng lý luận Trung ương đối với Đề án này. Những ý kiến đóng góp cho Đề án tại hội nghị rất thiết thực và ý nghĩa. Tỉnh sẽ tiếp thu những ý kiến đóng góp, để trên cơ sở đó điều chỉnh Đề án phù hợp nhất.

Nguyễn Huế



Quảng Ninh ủng hộ ĐH KHXH&NV mở cơ sở đào tạo trên địa bàn


Chiều 31- 8- 2012, Thường trực Tỉnh uỷ đã có buổi làm việc với Ban giám hiệu Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) về việc mở phân hiệu của Trường tại Quảng Ninh.

Đồng chí Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh chủ trì. Cùng tham dự còn có các đồng chí Vũ Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Xuân Cương, Thường trực HĐND tỉnh và đại diện các sở, ngành. Đại diện cho phía Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH KHXHNV), có Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Khánh, Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng nhà trường.

Quang cảnh buổi làm việc.
Quang cảnh buổi làm việc.

Theo Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Khánh, Trường ĐH KHXHNV là một trong những cơ sở đào tạo nghiên cứu hàng đầu Việt Nam. Trường là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; đào tạo sau đại học, cử nhân. Đặc biệt, trường còn là nôi đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, góp phần đào tạo bồi dưỡng nhiều đồng chí giữ cương vị cao của nhà nước, các địa phương. Hiện trường có mối liên kết đào tạo với 135 cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Một trong những nhiệm vụ và sứ mệnh trường đã xác định là hỗ trợ các trường đại học khác, các địa phương triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực.

Đồng chí Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và các đồng chí lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh làm việc với đoàn.
Đồng chí Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và các đồng chí lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh làm việc với đoàn.

Nhận thấy Quảng Ninh có nhu cầu rất lớn trong phát triển nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá, quốc tế hoá; đồng thời, nơi đây còn có Vịnh Hạ Long được bầu chọn là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhên thế giới nên Ban giám hiệu nhà trường muốn hỗ trợ Quảng Ninh trong vấn đề nghiên cứu khoa học, tổ chức hội thảo và đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, đồng thời Quảng Ninh hỗ trợ trường mở cơ sở hoặc phân hiệu tại Quảng Ninh để thực hiện nhiệm vụ này. Đây sẽ không chỉ là địa chỉ hỗ trợ Quảng Ninh mà còn phát triển thành trung tâm thu hút các hoạt động đào tạo của cả khu vực.

Theo đó, đại diện Trường ĐH KHXHNV cũng đề xuất tỉnh Quảng Ninh nghiên cứu phê duyệt 1 trong 2 địa điểm để trường đầu tư mở phân hiệu. Đó là địa điểm của Trung tâm GDTX và đào tạo cán bộ tỉnh hoặc Trường trung cấp nghề xây dựng (Sở Xây dựng).

Lãnh đạo Trường ĐH KHXH-NV làm việc với lãnh đạo tỉnh.
Lãnh đạo Trường ĐH KHXH-NV làm việc với lãnh đạo tỉnh.

Tham gia ý kiến tại buổi làm việc, đại diện Ban tổ chức Tỉnh uỷ, các sở, ngành GDĐT, Kế hoạch- Đầu tư, Nội vụ… đều bày tỏ quan điểm ủng hộ Trường ĐH KHXHNV mở phân hiệu đào tạo tại Quảng Ninh. Bởi lẽ, khi Đề án phát triển kinh tế- xã hội của Quảng Ninh được phê duyệt, Quảng Ninh có rất nhiều việc cần phải giải quyết. Trong đó, có mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Các đại biểu cũng cho rằng, nguồn nhân lực hiện nay Quảng Ninh có nhưng rất cần được đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại để đạt chất lượng theo yêu cầu.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Thu Thuỷ khẳng định: "Tỉnh Quảng Ninh hoàn toàn ủng hộ, đánh giá cao và mong muốn hợp tác với trường trong các lĩnh vực thuộc về lợi thế của nhà trường. Hiện nay các ngành nghề như báo chí, truyền thông, quản trị văn phòng… Quảng Ninh rất yếu và rất cần. Tuy nhiên, khi mở phân hiệu tại đây, trường nên tham khảo nhu cầu của các sở, ngành để đào tạo có hiệu quả". Về địa điểm trường đề xuất, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị trường nghiên cứu, xem xét lại vì cả 2 địa điểm trên đều không khả thi.

Kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực tỉnh uỷ Đỗ Thị Hoàng rất đồng tình với chủ trương mở phân hiệu của Trường ĐH KHXHNV tại Quảng Ninh. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực tỉnh uỷ khẳng định: Trường ĐH, KHXHNV đã có chung mục tiêu, ý tưởng với Quảng Ninh trong vấn đề đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt, Quảng Ninh đang có ý tưởng xây dựng, phát triển trung tâm đào tạo đa ngành, đa cấp, có liên kết đào tạo quốc tế. Quảng Ninh mong nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ hơn nữa của các GS.TS về những vấn đề liên quan khi tỉnh triển khai Đề án phát triển kinh tế- xã hội khi được phê duyệt. Về vấn đề địa điểm, Trường tiếp tục nghiên cứu, đề xuất. Thời gian gần nhất tỉnh Quảng Ninh và Trường sẽ tiếp tục bàn bạc cụ thể hơn, chi tiết hơn về kế hoạch hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh.

Cẩm Nang



UBND tỉnh làm việc với Công ty Kobe Commons và Công ty Mode Hoshi (Nhật Bản)


Chiều nay 31-8, tại TP Hạ Long, đồng chí Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã có buổi làm việc với Công ty Kobe Commons và Công ty Mode Hoshi của Nhật Bản. Tham dự buổi làm việc còn có lãnh đạo một số sở, ban, ngành, liên quan.

Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã giới thiệu khái quát những tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý, di tích lịch sử, nhân lực, cải cách hành chính, những chính sách thu hút đầu tư của tỉnh. Với tiềm năng và thế mạnh của mình, Quảng Ninh được đánh giá là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư. Đồng chí hy vọng rằng, qua chuyến thăm lần này, Đoàn sẽ có thêm nhiều thông tin để cùng trao đổi, hợp tác đầu tư tại tỉnh.

Quang cảnh buổi làm việc.
Quang cảnh buổi làm việc.

Sau khi nghe giới thiệu, đại diện doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao môi trường, chính sách đầu tư của tỉnh trong thời gian qua. Doanh nghiệp đã bày tỏ mong muốn được tìm hiểu thêm thông tin về môi trường đầu tư tại địa phương, như: thuế nhập khẩu nguyên liệu và thiết bị đầu tư, thuế thu nhập doanh nghiệp, giá thuê đất, các thủ tục thông quan, chi phí nhân công…

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao mong muốn hợp tác của doanh nghiệp Nhật Bản. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, Quảng Ninh luôn sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư đến tìm hiểu, hợp tác tại địa phương. Liên quan đến nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp về việc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất giày tại Quảng Ninh, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Ban Xúc tiến đầu tư (IPA) Quảng Ninh làm đầu mối, phối hợp với doanh nghiệp Nhật Bản trong quá trình khảo sát, tìm hiểu đầu tư.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, tỉnh sẽ tạo những điều kiện ưu đãi tốt nhất để doanh nghiệp tiến hành đầu tư như: cơ sở hạ tầng; các thủ tục thông quan, thuế thực hiện theo đúng quy định và nhanh nhất; đáp ứng nguồn lao động đảm bảo về lượng và chất, hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho lao động…Đồng chí mong muốn, hai bên sẽ có những hợp tác bền vững trong thời gian tới.

Trước đó, Công ty Kobe Commons và Công ty Mode Hoshi (Nhật Bản) đã có chuyến khảo sát thực tế tại KCN Việt Hưng và một số nhà máy sản xuất giày dép trên địa bàn tỉnh.

Cao Quỳnh



Cảng container Quốc tế Cái Lân xếp dỡ mã hàng container đầu tiên


Chiều ngày 31 – 8, tại bến số 2,3 và 4 cảng Cái Lân, Công ty TNHH Cảng container Quốc tế Cái Lân đã tổ chức đón tàu biển MSC PYLOS (Hãng tàu biển MSC – Thuỵ Sỹ) quốc tịch Morovia chở hơn 1.000 container vào làm hàng.

Đây là hãng tàu biển quốc tế đầu tiên đến bốc xếp hàng container tại bến 2,3 và 4 cảng Cái Lân.

Cảng container quốc tế Cái Lân đón mã hàng đầu tiên.
Cảng container quốc tế Cái Lân đón mã hàng đầu tiên.

Theo hợp đồng, định kỳ hàng tuần tàu biển MSC PYLOS sẽ có một chuyến tàu vào làm hàng tại đây.
Hiện nay, Công ty TNHH Cảng container Quốc tế Cái Lân đang tích cực tìm kiếm thêm bạn hàng để phấn đấu hoàn thành kế hoạch bốc xếp hơn 100.000 TEU qua bến 2, 3 và 4 vào cuối năm 2012.

Được biết, bến số 2, 3, 4 cảng Cái Lân được triển khai thi công từ tháng 12 – 2010 với tổng mức đầu tư của Dự án là 155 triệu đô la Mỹ. Đến thời điểm này nhà thầu đã hoàn thành cầu bến số 4 và số 3 với chiều dài trên 400m, trong đó có 387m được Cục Hàng Hải Việt Nam cấp giấy phép cho phép tàu vào làm hàng.

Thái Cảnh



Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Các chủ đề án liên tiếp phản pháo Sở Tư pháp Quảng Ninh - Dân Trí



<![CDATA[

]]>

Ngay sau khi Dân trí thông tin việc Công chứng viên (CCV) Vũ Hồng Hiệp và CVV Hoàng Quốc Huy khiếu nại việc chấm điểm có vấn đề của Tổ công tác thuộc Sở Tư pháp Quảng Ninh. Báo Dân trí tiếp tục tiếp nhận khiếu nại của 2 chủ đề án cùng tham gia nộp hồ sơ đề án xin thành lập VPCC tại Cẩm Phả tố Sở Tư pháp có khuất tất trong việc chấm điểm hồ sơ đề án của CCV Đặng Văn Minh. Việc này, Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã vào cuộc chỉ đạo đơn vị liên quan làm rõ để giải quyết khiếu nại của các chủ đề án.

Công văn UBND tỉnh Quảng Ninh giao Giám đốc Sở Tư Pháp xác minh, làm rõ trả lời báo


Làm việc với PV Dân trí, CCV Trương Tiến Quảng, người dân tộc Sán Dìu – Nguyên Phó trưởng phòng thuộc VKSND tỉnh Quảng Ninh là chủ đề án hồ sơ xin thành lập VPCC Trương Tiến Quảng tại TP Cẩm Phả bày tỏ bức xúc: " Tôi là một trong 5 CCV có tham gia nộp hồ sơ xin thành lập VPCC tại Cẩm Phả. Trong quá trình làm đề án, tôi không sử dụng tiền để " lót tay" với bất cứ lãnh đạo hay cán bộ liên quan nào mà chỉ liên hệ trao đổi, nói chuyện công việc một cách thẳng thắn về mong muốn của tôi trong việc xin thành lập VPCC theo đúng quy định cho phép của pháp luật".

Công văn UBND tỉnh Quảng Ninh giao Giám đốc Sở Tư Pháp xác minh, làm rõ trả lời báo


Theo lời ông Quảng, trước việc làm khuất tất của VPCC Đặng Văn Minh là việc tự ý đưa bằng cấp của người khác không được sự đồng ý của họ là việc làm không thể chấp nhận được, nhất là đối với nghề CCV thì lại càng không được.

 

Thứ nhất, nếu đưa bằng cử nhân luật của những người đang là công chức làm việc tại tòa án ngoài ý chí mong muốn của họ là trái luật. Thứ 2, cần xem xét cụ thể về động cơ, mục đích của chủ đề án và xem xét lại cán bộ trong Tổ chấm điểm một cách toàn diện nhất để đưa ra những quyết định giải quyết đúng đắn trên tinh thần thượng tôn pháp luật.

 

Theo thông tin được ông Quảng cung cấp, ông Minh là người đứng tên chủ đề án VPCC Quảng Ninh tại Cẩm Phả nhưng đứng đằng sau lại là ông Thái Thành An – một doanh nghiệp làm nghề kinh doanh dịch vụ có tiếng tại TP Hạ Long.

Hồ sơ đề án CCV Đặng Văn Minh tham gia đăng ký thành lập VPCC tại Cẩm Phả.


Nói về đề án của mình, ông Quảng giãi bày: "Đề án của tôi vì không được Sở Tư pháp hướng dẫn cụ thể về các tiêu chí mới của việc thực hiện hồ sơ "dự thi" nên tôi đã bị chấm thiệt mất đi gần 100 điểm. Kết quả, tôi đã bị loại khỏi "cuộc đua" vì sự chấm điểm một cách tùy tiện, theo cảm tính và không có cơ sở của Tổ công tác".

 

Cụ thể, tôi không hề được nhận hay được thông báo về công văn số 4005 về việc thông báo nội dung xét thành lập VPCC tại Cẩm Phả và Quyết định số 146 về việc thành lập tổ công tác, kiểm tra đánh giá hồ sơ Đề nghị thành lập VPCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ký ngày 07/10/2011, cùng việc không được biết đến QĐ 3092 của UBND tỉnh Quảng Ninh, do đó trong hồ sơ của tôi chỉ được chấm 57 điểm, bị mất điểm tại các : Quy trình nghiệp vụ công chứng (0 điểm); Quy trình về lưu trữ (0 điểm); CNTT (2 điểm); ATGT&PCCN (5 điểm); CVV chỉ được chấm có 10 điểm.

Đơn đề nghị Báo Dân trí làm rõ khuất tất trong hồ sơ đề án CVV Đặng Văn Minh của CCV Vũ Đình Y.


Trong khi đề án ông Minh đạt 154 điểm sau khi chấm, sau thanh tra còn lại 143 điểm nhưng hồ sơ "dự thi" bị phát hiện gian dối lại được UBND tỉnh đồng ý cho phép thành lập VPCC đi vào hoạt động hơn 1 tháng trôi qua mà cơ quan chức năng tỉnh vẫn để yên dù đã có người khiếu nại liên quan.

 

Cùng bức xúc như ông Quảng, CCV Vũ Đình Y – Nguyên Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Thái Bình cho rằng, nghề công chứng đòi hỏi phải tuân thủ quy định luật pháp về đáp ứng các tiêu chí về trình độ cũng như đạo đức lẫn chuyên môn nghiệp vụ. Với trường hợp hồ sơ ông Minh có dấu hiệu gian dối thì Sở Tư pháp phải có trách nhiệm tham mưu lên UBND tỉnh Quảng Ninh không cho phép thành lập VPCC tại Cẩm Phả, hoặc nếu đã hoạt động thì phải tạm đình chỉ để cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ.

CCV Vũ Đình Y (bìa phải) đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh làm rõ khuất tất


"Theo tôi, việc gian dối trong khâu chuẩn bị hồ sơ là việc làm không thể chấp nhận được đối với nghề CCV, việc này rất nguy hại vì nếu đã có gian lận trong việc đua chen, tranh giành thì là không minh bạch rồi" – ông Y cho biết.

 



 

Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.

Quốc Cường – Anh Thế

Source Article from http://dantri.com.vn/c202/s202-635889/cac-chu-de-an-lien-tiep-phan-phao-so-tu-phap-quang-ninh.htm



Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Huy Hậu kiểm tra mô hình sản xuất rau an toàn tại Hà Phong


Sáng nay 31-8, đồng chí Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra mô hình sản xuất rau an toàn của HTX Dịch vụ Nông nghiệp Hà Tân và Hồng Hải, phường Hà Phong (Hạ Long). Cùng đi có đại diện một số sở, ngành liên quan và UBND TP Hạ Long.

Đồng chí đã đi kiểm tra thực tế quy trình sản xuất rau an toàn tại vườn rau của một số xã viên HTX từ khâu chọn giống, gieo hạt, chăm sóc, quản lý và việc sử dụng phân bón theo quy định; kiểm tra hệ thống kênh mương tưới tiêu; khu nhà sơ chế sản phẩm rau an toàn của HTX Dịch vụ Nông nghiệp Hà Tân; thăm lớp tập huấn về cách sử tạo và sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh do Tổ chức JICA (Nhật Bản) hỗ trợ, hướng dẫn.



Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Huy Hậu kiểm tra mô hình trồng rau an toàn tại Hà Phong.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Huy Hậu kiểm tra mô hình trồng rau an toàn tại Hà Phong.

Tại đây, đồng chí đã trực tiếp trao đổi với các chuyên gia kỹ thuật và các tình nguyện viên của Tổ chức JICA về việc hướng dẫn bà con nông dân cách sử dụng phân bón hữu cơ sao cho an toàn, hiệu quả nhất.

Theo ý kiến của bà con xã viên 2 HTX, hiện nay việc sản xuất rau an toàn tại địa phương đang gặp một số khó khăn, trong đó có việc lựa chọn giống mới để sản xuất; nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp tại hồ Khe Cá đang bị ô nhiễm; việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất còn khó khăn do thiếu phương tiện; việc tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Huy Hậu trao đổi với bà con nông dân đang dự lớp tập huấn sử dụng phân bón an toàn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Huy Hậu trao đổi với bà con nông dân đang dự lớp tập huấn sử dụng phân bón hữu cơ trong trồng rau an toàn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Huy Hậu đã trực tiếp trao đổi với bà con xã viên 2 HTX về các cơ chế hỗ trợ của nhà nước đối với sản xuất rau an toàn, trong đó có việc hỗ trợ máy móc cho sản xuất; vấn đề xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm và những vấn đề xung quanh an toàn, chất lượng sản phẩm; quy hoạch lại cánh đồng sản xuất rau an toàn cho phù hợp.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành liên quan xem xét cụ thể các cơ chế hỗ trợ để bà con phát triển sản xuất; thành phố Hạ Long khẩn trương làm việc với một số đơn vị ngành Than có thải nước ra hồ Khe Cá để xử lý vấn đề ô nhiễm nguồn nước tại đây.

Hữu Việt



Vững niềm tin ở Vùng Mỏ


Sau bước tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết, những tháng qua, các tổ chức đảng ở tỉnh đang tập trung triển khai các bước tiếp theo để vừa chuẩn bị, vừa tiến hành thực hiện các giải pháp cấp bách về xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 12 Hội nghị T.Ư 4 (khoá XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay".

Nghiêm túc quán triệt, thực hiên Nghị quyết

Cách đây ít hôm, trong chuyến công tác ở các huyện miền Đông của tỉnh, chúng tôi đã trò chuyện với các đồng chí cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ đề thực hiện Nghị quyết "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay". Đồng chí Trần Văn Lâm, Bí thư Huyện uỷ cho biết: Quán triệt tinh thần Nghị quyết và sự chỉ đạo của tỉnh, các cấp uỷ ở huyện thực hiện rất nghiêm túc trong mọi khâu. Việc quán triệt, học tập được triển khai kỹ chứ không hề có chuyện làm đại khái. Kế hoạch thực hiện cũng được bàn thảo kỹ trong Ban Thường vụ Huyện uỷ. Do đó, có những chi tiết mà cấp trên quy định chung, Ban Thường vụ Huyện uỷ phải quy định chi tiết để cơ sở thực hiện đảm bảo thống nhất. Chẳng hạn như đối tượng kiểm điểm ở cơ sở, cấp trên quy định kiểm điểm trong Ban Thường vụ nhưng có những cơ sở không có Ban Thường vụ, thì Hải Hà phải cụ thể hoá là kiểm điểm trong cấp uỷ chứ không chỉ thực hiện mỗi trong thường trực cấp uỷ được. Sau bước quán triệt, học tập, Huyện uỷ chỉ đạo sinh hoạt chi bộ hằng tháng phải bàn và thực hiện ngay các giải pháp cấp bách mà Nghị quyết Hội nghị T.Ư 4 (khoá XI) đã đề ra để góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Các đồng chí sĩ quan cao cấp của quân đội tuy đã nghỉ hưu nhưng thường xuyên tham gia, góp ý với lãnh đạo tỉnh. (Ảnh: Bí thư Tỉnh uỷ Phạm Minh Chính (thứ tư, phải sang) trò chuyện với các sĩ quan quân đội nghỉ hưu, tháng 5-2012).
Các đồng chí sĩ quan cao cấp của quân đội tuy đã nghỉ hưu nhưng thường xuyên tham gia, góp ý với lãnh đạo tỉnh. (Ảnh: Bí thư Tỉnh uỷ Phạm Minh Chính (thứ tư, phải sang) trò chuyện với các sĩ quan quân đội nghỉ hưu, tháng 5-2012).

Chia sẻ với chúng tôi về những khó khăn khi thực hiện việc góp ý cho lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thông qua phiếu góp ý, Bí thư Huyện uỷ Hải Hà cho rằng: Có những đối tượng phải góp ý mà mình chưa được tiếp xúc nhiều thì phải sử dụng nhiều kênh như chỉ đạo bộ phận là ngành dọc tham mưu, cả tập thể Thường vụ Huyện uỷ nghe và cùng bàn để có nhận xét xác đáng…

Các đồng chí cán bộ lãnh đạo nghỉ hưu của tỉnh góp ý xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 4 (khoá XI).
Các đồng chí cán bộ lãnh đạo nghỉ hưu của tỉnh góp ý xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 4 (khoá XI).

Còn ở huyện Đầm Hà, Bí thư Huyện uỷ Phạm Văn Điệt cho biết: Huyện uỷ và các phòng, ban, đoàn thể thuộc huyện đang khẩn trương tập hợp, phân loại các ý kiến góp ý đối với các tập thể, cá nhân. Những ý kiến góp ý cho tập thể BTV Huyện uỷ các khoá sẽ được tổng hợp lại, các ý kiến góp ý cho cá nhân sẽ được chuyển cho cá nhân các đồng chí thường vụ Huyện uỷ để xây dựng bản kiểm điểm. Đáng mừng là các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện, các đồng chí sĩ quan quân đội nghỉ hưu trên địa bàn góp ý rất cụ thể, tâm huyết; có đồng chí viết đến năm, sáu trang giấy. Tuy nhiên, khó khăn là theo quy định của Trung ương thì không giới hạn thời gian kiểm điểm, do đó một số đồng chí cán bộ nghỉ hưu góp ý cho cả tập thể BTV Huyện uỷ cách đây mấy khoá. Theo kế hoạch của tỉnh, tháng 8 này, BTV Huyện uỷ và các đồng chí thường vụ cấp uỷ huyện sẽ hoàn thiện báo cáo kiểm điểm để chuẩn bị cho việc tiến hành kiểm điểm.
Cùng với Hải Hà, Đầm Hà, tập thể lãnh đạo và từng cá nhân đồng chí lãnh đạo tỉnh và các ban, sở, ngành, đoàn thể, các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh những ngày này đang khẩn trương hoàn thiện bản báo cáo kiểm điểm để sang tháng chín tới đây sẽ tiến hành kiểm điểm theo ba vấn đề cấp bách mà Nghị quyết Hội nghị T.Ư 4 (khoá XI) đã xác định.

Củng cố niềm tin trong Đảng, trong dân

Theo kế hoạch và phương châm làm từ trên xuống dưới, cấp trên kiểm điểm trước, cấp dưới kiểm điểm sau đã được Hội nghị T.Ư 4 (khoá XI) xác định, thì cấp uỷ cơ sở sẽ tiến hành các công việc chuẩn bị và tiến hành kiểm điểm chậm hơn so với cấp huyện một tháng. Những ngày này, tuy chưa trực tiếp thực hiện việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình ở các chi bộ nhưng cán bộ, đảng viên ở cơ sở luôn dõi theo việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo cấp trên.
Dự buổi sinh hoạt chi bộ tháng trước ở Chi bộ khu phố 8, phường Bãi Cháy (TP Hạ Long) đồng chí Nguyễn Thanh Trắc, một nữ đảng viên là viên chức nhà nước mới nghỉ hưu cho biết: Cán bộ, đảng viên trong chi bộ khu dân cư tham gia học tập, quán triệt nghị quyết rất nghiêm túc. "Mà không chỉ cán bộ, đảng viên đâu nhá, nhân dân trong khu phố, trong phường đều hồ hởi đón nhận quyết tâm mạnh mẽ của Trung ương trong việc đề ra các vấn đề cấp bách, 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Cán bộ, đảng viên chúng tôi rất đồng tình với việc Trung ương chỉ đạo đẩy mạnh tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng; chỉ đạo các cấp uỷ, cán bộ đảng viên tự kiểm điểm và tự gột rửa mình để góp phần xây dựng các tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh", đồng chí Nguyễn Thanh Trắc chia sẻ.

Trò chuyện với các đảng viên khác, đồng chí nào cũng có cùng suy nghĩ, quan điểm như vậy, ai cũng mong lãnh đạo cấp trên kiểm điểm sâu sát, tự phê bình và phê bình nghiêm túc để giúp cho đồng chí của mình tự gột rửa những sai lầm, suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống (nếu có).

Giống như ở các địa phương khác, cán bộ, đảng viên và nhân dân ở quê hương Đệ tứ chiến khu Đông Triều cũng rất phấn khởi và mong muốn Nghị quyết của Trung ương sớm đi vào cuộc sống, vào sinh hoạt đảng và được thể hiện trong lời nói và hành động của từng cán bộ, đảng viên. Đồng chí Đỗ Quang Trường, Bí thư Chi bộ PX Sàng thuộc Đảng bộ Công ty Than Mạo Khê cho rằng kiểm điểm, tự phê bình, phê bình là công việc mà Đảng ta cần thường xuyên thực hiện. Nghị quyết T.Ư 4 (khoá XI) đề ra yêu cầu cao hơn đối với từng tổ chức đảng, đảng viên trong công tác kiểm điểm, tự phê bình và phê bình. Triển khai Nghị quyết, chúng ta cần phát huy kết quả đạt được sau hơn 5 năm thực hiện học và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ đó là cấp trên phải gương mẫu để cấp dưới nhìn vào làm theo. Còn chị Nguyễn Vũ Thu Hà, đảng viên trẻ, giáo viên dạy lịch sử ở Trường THPT Lê Chân (Đông Triều) tâm sự: "Tôi rất phấn khởi khi T.Ư ra nghị quyết này. Các giải pháp mà T.Ư chỉ ra, nhất là đẩy mạnh tự phê bình và phê bình là rất cần thiết. Tôi đề nghị mở cuộc vận động tránh bệnh thành tích trong tổ chức Đảng, bởi lẽ căn bệnh này không chỉ có trong ngành Giáo dục mà tồn tại cả ở tổ chức đảng và các cơ quan, đoàn thể trong hệ thống chính trị".

Nghị quyết "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" là quyết sách lớn của Đảng ta trong việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Nghị quyết đã và đang được thực hiện nghiêm túc ở Vùng Mỏ.

Chí Linh



Những tâm sự tự hào quê hương


Dù sinh ra và trưởng thành ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, ở nhiều vùng quê khác nhau, nhưng hàng năm cứ đến dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9 là niềm cảm xúc lại trào dâng trong họ. Nhờ ơn Đảng, ơn Bác cuộc đời họ đã bước sang một trang mới và mảnh đất nơi họ sinh sống cũng đang đổi thay từng ngày.

Ông Vũ Đức Hoàn, Chủ tịch UBND phường Hà An (TX Quảng Yên): "Lịch sử vẻ vang của quê hương đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi"


 

Sinh ra và trưởng thành trên mảnh đất 2 lần được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (năm 2000); Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (năm 2008), chúng tôi rất tự hào về truyền thống hào hùng của các lớp thế hệ cha anh đi trước. Có thể nói, chính lịch sử vẻ vang của quê hương đã tiếp thêm sức mạnh cho lớp thế hệ trẻ chúng tôi phấn đấu vươn lên và trưởng thành như ngày hôm nay. Hiện nay, với cương vị là Chủ tịch UBND phường, tôi thấy mình càng phải nỗ lực hơn nữa để cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân đưa Hà An phát triển toàn diện trên các mặt kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn.

Có thể khẳng định, trong những năm gần đây Hà An có bước phát triển mạnh mẽ, bộ mặt nông thôn mới đang ngày càng hiện hữu. Nhân dân tích cực tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó tập trung phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ vận tải thuỷ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản và phát triển kinh tế trang trại theo hướng công nghiệp. Điển hình như dự án chuyển diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản cho thu nhập hơn 60 triệu đồng/ha, gấp 10 lần cấy lúa. Dự án này đã giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho gần 200 lao động. Hiện nay công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, dịch vụ vận tải, du lịch của phường đã chiếm tỷ trọng chính (83%) và Hà An là phường đầu tiên của TX Quảng Yên đạt được cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ, thương mại – nông nghiệp theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XIX đề ra. Do vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của địa phương đạt 20%/năm. Hệ thống giao thông từng bước được đầu tư phục vụ kịp thời nhu cầu đi lại của người dân; các thiết bị phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân từng bước được nâng cao. Hiện nay toàn phường có gần 4.500 máy điện thoại (bình quân 53 máy/100 dân); 45% số hộ có nhà xây cao tầng. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 35 triệu đồng/người/năm. Số hộ khá và giàu của phường đạt 73% (1.440 hộ); hộ trung bình 36% (827 hộ); hộ nghèo 1,06% ( 24 hộ).

Đặc biệt, trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới, Hà An đã vận động các hộ dân hiến đất, góp đất, đổi đất với 16.000m2 để mở rộng đường liên thôn, liên xóm; đường nội đồng, kênh mương; công trình nước sạch; nhà văn hoá thôn… Không chỉ hiến đất, nhân dân còn tự nguyện đóng góp hơn 2 tỷ đồng để bê tông hoá 30 ngõ xóm với tổng chiều dài 4.840m. Toàn phường đã xây dựng mới 80 nhà vệ sinh, chỉnh trang khu dân cư trung tâm xã gắn với phong trào "5 không 3 sạch" do Hội Phụ nữ phát động. Qua tiến hành rà soát, đối chiếu với tiêu chí theo quy chuẩn của Chính phủ, BCĐ xây dựng nông thôn mới của phường thấy rằng Hà An đã đạt 16/19 tiêu chí, bằng 84,2%.

Để có được kết quả đó, Đảng bộ và chính quyền phường Hà An đã đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho nông dân địa phương. Hàng năm phường đều phối hợp với các trường, trung tâm dạy nghề của tỉnh mở các lớp đào tạo về thuyền trưởng, máy trưởng, thuỷ thủ tàu sông, cơ khí gò hàn, đóng tàu gỗ truyền thống, nấu ăn… Qua thống kê, hiện trên địa bàn phường có trên 52% số lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo nghề, do vậy đa phần họ đều có cơ hội tìm kiếm việc làm ngay trên quê hương mình hay ở các địa bàn khác với thu nhập ổn định. Bên cạnh đó, việc khuyến khích các dòng họ, chi hội khuyến học tổ chức khen thưởng, động viên các cháu học sinh đạt thành tích cao trong học tập được chú trọng, đã góp phần thúc đẩy phong trào thi đua học tập ngay trong mỗi gia đình, mỗi dòng họ. Trong 3 năm gần đây, trung bình mỗi năm có 30 cháu thi đỗ vào các trường đại học; hàng trăm cháu theo học các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Đây chính là lực lượng nòng cốt đóng góp đáng kể vào công cuộc xây dựng quê hương của thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Ông Đặng Văn Sơn, Bí thư Đảng bộ xã Quảng Sơn (Hải Hà): "Quảng Sơn đang từng bước tiến kịp với miền xuôi"


 

Khi nói về sự đổi thay của địa phương, ông Đặng Văn Sơn, Bí thư Đảng bộ xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà khẳng định chắc nịch: "Với đà phát triển như hiện nay, Quảng Sơn đang từng bước tiến kịp với miền xuôi, cuộc sống của người dân ngày một "thay da đổi thịt". Bởi xã có 770 hộ dân với trên 4.000 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc nhưng thời gian qua, thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về xây dựng phát triển nông thôn mới, Quảng Sơn đang từng bước vươn lên, diện mạo thôn bản ngày một đổi thay.

Có thể nói sự đổi thay lớn nhất của xã chính là cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước. Trước đây con đường vào xã quanh co, khúc khuỷ, đường đất lổn nhổn sỏi đá, phương tiện đi lại của bà con chủ yếu là xe đạp. Nhưng nay con đường từ thị trấn vào tới thôn Pạc Sủi, Mè Nháu dài khoảng 27km đã được đổ bê tông bằng phẳng; đường liên thôn Tài Chi, Pạc Sủi, Mè Nháu cũng đã được bê tông hoá, xe ô tô đi lại thuận tiện. Hiện xã có 12 thôn, bản thì tất cả các thôn đều đã có nhà văn hoá. Xã có 2 trường tiểu học, 1 trường THCS, 1 trường mầm non với 8 phân hiệu đã tạo điều kiện cho các cháu được học tập, chăm sóc chu đáo. Điều mà người dân Quảng Sơn tự hào nhất là 100% trẻ em độ tuổi đến trường đều được đi học, hàng năm xã đều có học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng…

Trước đây, đời sống người dân Quảng Sơn còn gặp nhiều khó khăn do giao thông không thuận tiện, điện, nước chưa tới được nên đời sống tinh thần của bà con nghèo nàn, lạc hậu. Nhưng hiện nay 80% dân số của xã đã được dùng điện, gia đình nào cũng có ti vi, nhiều gia đình có xe máy, một số hộ còn sắm được cả máy tuốt lúa. Nhiều thôn, bản đã được dùng nước sạch từ dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn, 100% người dân Quảng Sơn đều có thẻ bảo hiểm y tế, hàng năm đều được khám sức khoẻ định kỳ, trẻ em được tiêm phòng đầy đủ. Đời sống ngày một đổi thay nên nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao, bà con đã xoá bỏ nhiều tập tục lạc hậu, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đem lại hiệu quả và kinh tế.

Thực hiện phong trào "Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới", cùng với sự hỗ trợ của tỉnh, huyện, lãnh đạo xã đã chỉ đạo từng thôn, bản tích cực vận động người dân đổi mới phương thức sản xuất, tập trung xoá đói giảm nghèo, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Theo đó, nhiều chương trình phát triển kinh tế được triển khai như mô hình trồng cây keo phủ xanh đất trống đồi trọc, mô hình phát triển kinh tế chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản đã được bà con hăng hái tham gia.

Có thể nói đời sống của người dân Quảng Sơn được như ngày hôm nay là nhờ có Đảng và Nhà nước quan tâm, chăm lo. Mặc dù hiện nay xã vẫn còn một số hộ nghèo, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện và chính quyền, nhân dân Quảng Sơn chúng tôi quyết tâm đồng lòng vượt khó, vươn lên xây dựng quê hương, bản làng ngày càng phát triển, đổi mới.

Ông Nguyễn Duy Nhã, tổ 2, khu 5, phường Hà Lầm (TP Hạ Long): "Quảng Ninh đã đổi thay toàn diện"


 

Năm 1952, khi chưa tròn 15 tuổi, anh thanh niên Nguyễn Duy Nhã đã tạm biệt gia đình, tạm biệt thành phố Hoa phượng đỏ theo đoàn quân tham gia chiến dịch Tây Bắc, sau đó lại cùng đơn vị (Đại đội 1, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 50, Quân khu Tả ngạn) đến tiếp quản khu mỏ. Năm 1959, ông chuyển ngành về mỏ Than Hà Lầm (nay là Công ty CP Than Hà Lầm) làm thợ lò. Sau gần chục năm làm thợ chống cuốc, ông được điều chuyển sang làm công tác thi đua, rồi làm công tác Đảng. Ở bất cứ cương vị công tác nào ông cũng đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Năm 1990, ông được nghỉ chế độ và lại tích cực tham gia các hoạt động ở tổ dân, khu phố. Có thể nói, với 74 tuổi đời, 52 tuổi Đảng, ông Nguyễn Duy Nhã luôn là tấm gương sáng về đức tính liêm khiết, tinh thần ham học hỏi và gương mẫu tham gia các phong trào của địa phương nơi gia đình cư trú.

Ông Nhã tâm sự: Mặc dù không sinh ra và lớn lên ở Quảng Ninh nhưng vùng Mỏ lại là nơi tôi chọn để lập nghiệp và an hưởng tuổi già. Tôi thấy mình thật hạnh phúc và tự hào là công dân của tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay các con tôi cũng đã tiếp bước cha anh, đều trưởng thành trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Được biết, hiện ông Nhã có 7 người con (4 trai, 3 gái) và 5 người con dâu, rể  làm việc trong ngành Than.  

Trong ký ức của ông Nhã: "Không riêng gì khu vực Hà Lầm, mà cả vùng than Hòn Gai ngày xưa nghèo lắm, chỉ có những dãy lán, những ngôi nhà lụp xụp, tất cả đi lại trên các con đường mòn, đồi dốc khúc khuỷu. Ngay khu vực tổ 2, khu 5 này ngày xưa cũng là rừng thông, rừng lim, các nhà dân ở cách xa nhau, đường đi là những lối mòn rộng vài chục phân". Vậy mà trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã có sự đổi thay toàn diện, nền kinh tế có bước phát triển mạnh mẽ, an ninh chính trị luôn ổn định, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Đặc biệt, TP Hạ Long có tốc độ phát triển khá nhanh, hàng loạt các khu đô thị mới như: Khu đô thị Cột 5 – Cột 8; khu đô thị Cao Xanh – Hà Khánh A, B, C, D; khu Vựng Đâng; Hùng Thắng… được đầu tư xây dựng không chỉ tạo thêm quỹ đất đáp ứng nhu cầu của người dân mà còn góp phần đưa Hạ Long xứng tầm là địa bàn trọng điểm của tỉnh.

Ông Nhã tâm sự: Ngay tại khu 5, phường Hà Lầm nơi gia đình tôi sinh sống cũng đã đổi thay toàn diện, từ sự ăn, ở đến đời sống văn hoá, tinh thần. Trình độ dân trí ngày càng nâng cao, các tệ nạn xã hội đã giảm đáng kể. Hiện nay tất cả các đường vào tận ngõ xóm đều đã đổ bê tông, hệ thống điện đường chiếu sáng được đưa tới các ngõ, vừa đảm bảo an toàn vừa thuận lợi cho nhân dân đi lại. Cuộc sống của bà con trong khu cũng ngày càng được nâng cao, nhiều nhà xây kiên cố, nhà cao tầng được khởi công xây mới mỗi năm. Các hộ dân đều có phương tiện nghe, nhìn; mỗi nhà có vài chiếc xe máy làm phương tiện đi lại hàng ngày. Nhiều gia đình trước đây thuộc diện hộ nghèo, nhưng nay con cái trưởng thành có công ăn việc làm ổn định đã thoát nghèo và còn xây được nhà kiên cố. Hiện nay khu 5 có gần 500 hộ dân nhưng số hộ nghèo còn rất ít (13 hộ) đã thể hiện sự quyết tâm lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương trong sự nghiệp phát triển chung của thành phố, của tỉnh và đất nước.

Thu Hằng – Đặng Nhung