Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Quảng Ninh mở "chiến dịch" truy tìm áo ngực chứa "thuốc lạ" - Người Lao Động


Sáng ngày 31-10, trao đổi với Báo Người Lao động, ông Nguyễn Mạnh Hà – Giám đốc sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh – cho biết, sau một loạt các thông tin về việc phát hiện áo ngực nữ chứa “chất lạ” tại một số tỉnh, thành phố, Sở Công Thương tỉnh đã tiến hành kiểm tra và phát hiện thu giữ tại chợ Hạ Long II (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), gần 60 chiếc áo ngực nữ có chứa "chất lạ".

 




 

Cũng theo ông Hà, từ ngày 31-10, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã mở "chiến dịch" kiểm tra truy tìm những chiếc áo ngực có chứa “thuốc lạ” tại các chợ, trung tâm thương mại, cửa hàng bán quần áo trên toàn địa bàn tỉnh.

 

Trước đó, ngày 29-10, đọc được những thông tin về việc xuất hiện thuốc lạ trong áo ngực tại một số địa phương trên cả nước, chị Nguyễn Thị Hồng M., cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, bỗng giật mình, liền dùng dao rạch những chiếc áo ngực mới mua thì phát hiện 2 gói dung dịch có nước màu trắng, chứa 6 "viên thuốc" màu trắng.

 

Theo chị M., "phụ tùng" trên chị mua tại chợ Hà Tu (TP Hạ Long) với giá 110.000 đồng. Mặc được 4 ngày thì chị thấy tức ngực và da mẩn ngứa nhưng nghĩ rằng đây là áo mới nên có những biểu hiện như vậy là chuyện bình thường.

 

Mặc dù khi mua đã phát hiện ra lớp mút bên trong áo có những hạt lạ nhưng được chủ cửa hàng giải thích những hạt này có tác dụng massge và nâng ngực nên chị M. vẫn yên tâm mua về mặc. Tất cả những chiếc áo ngực của chị M đều có ghi tên "Huang Jia Ma Lian", và toàn ghi chữ Trung Quốc, không có nguồn gốc xuất xứ.

 

Tương tự, chị Trần Thị Hà, ở phường Bãi Cháy, TP Hạ Long cũng cho biết chị cùng người hàng xóm của mình đã 7 chiếc áo và phát hiện nhiều gói lạ chứa dung dịch và viên “dạng thuốc” bên trong, có mùi khó chịu khi mở gói này ra. Chị Hà cũng cho biết thêm  nhiều lần bị mẩn ngứa sau khi mua loại sản phẩm này về sử dụng.

 

Qua khảo sát của phóng viên Báo Người Lao động, hiện nay, áo ngực không rõ nguồn gốc xuất xứ, chỉ ghi chữ Trung Quốc đang được bày bán tràn lan tại các chợ, các cửa hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Source Article from http://nld.com.vn/20121031014236989p0c1002/quang-ninh-mo-chien-dich-truy-tim-ao-nguc-chua-thuoc-la.htm



Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Quảng Ninh: Thu giữ gần 3 tấn pháo lậu - Báo điện tử Chính phủ




Số pháo tang vật trong 1.087kg pháo bị thu giữ ngày 23/10. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Trước đó vào rạng sáng ngày 23/10, tại khu vực đê Hoàng Tân, Công an thị xã Quảng Yên đã phát hiện một số đối tượng trên đang vận chuyển pháo từ thuyền lên xe ôtô. Bị truy đuổi, các đối tượng đã lao thẳng xe vào tổ công tác để trốn chạy.

Sau đó, lợi dụng trời còn tối bọn chúng đã tháo chạy và bỏ lại 1.807 kg pháo cùng 1 xe ôtô Ford Transit 16 chỗ.

Sau khi chạy thoát, các đối tượng này đã trốn tại huyện Kinh Môn, Hải Dương và bị lực lượng công an bắt giữ.

Tại thời điểm bắt giữ 4 đối tượng trên, cơ quan công an còn thu giữ thêm 973 kg pháo và 1 xe tải. Được biết, 973 kg pháo này là số pháo mà các đối tượng đã vận chuyển trót lọt vào rạng sáng ngày 23/10 trước đó.

Đây là vụ bắt giữ số pháo lậu lớn nhất tại Quảng Ninh từ trước tới nay. 

Theo cơ quan công an, đến thời điểm hiện tại đã xác định được 8 đối tượng liên quan đến đường dây vận chuyển pháo nổ trái phép này. Các đối tượng thường sử dụng 5 xe ôtô, trong đó 2 xe đi trước có nhiệm vụ cảnh giới, số còn lại chở pháo về thị trấn Mạo Khê, Đông Triều rồi tiếp tục vận chuyển đến các tỉnh lân cận.

Thanh Phương

 

 


Source Article from http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Quang-Ninh-Thu-giu-gan-3-tan-phao-lau/201210/152992.vgp



Bão tan, 3 người chết, 3 người mất tích - Thanh Niên




Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Quảng Ninh sẽ kiểm điểm lãnh đạo huyện - Tiền Phong Online


Bão số 8:

Quảng Ninh sẽ kiểm điểm lãnh đạo huyện

> 10 người chết và mất tích trong cơn bão số 8

TP – Tại Vân Đồn, Quảng Ninh, thời điểm mưa bão về vẫn còn hàng chục người dân trên các lồng bè…



Tháp truyền hình Nam Định bị bão bẻ gãy Ảnh: Minh Đức
Tháp truyền hình Nam Định bị bão bẻ gãy.  Ảnh: Minh Đức.

Theo báo cáo của huyện Vân Đồn có 30 bè mảng bị vỡ, hư hỏng nặng tại nơi neo đậu; 1 nhà bị tốc mái tại xã Bản Sen; trên 300 ha lúa mùa sắp thu hoạch, 2km đường dây truyền thanh bị hư hỏng nặng tại xã Thắng Lợi. Một số điểm bị sạt lở, nứt gãy trên trục chính đường 334 đoạn qua thôn Đài Mỏ, xã Vạn Yên.

Toàn huyện Vôn Đồn có 3 tàu đắm ở xã Minh Châu.? Ngày 28-10, trên đường vào bờ tránh bão, tàu BKS 6807 của ông Lê Văn Le SN 1959 và vợ là Nguyễn Thị Hồng trú tại thôn 11, Hạ Long, Vân Đồn đã bị chìm tại khu vực xã Ngọc Vừng và mất tích.

Bà Nguyễn Thị Hồng Thư, Chủ tịch UBND xã Ngọc Vừng cho biết, hiện quân đội, UBND huyện Vân Đồn, xã Ngọc Vừng đang tích cực tìm kiếm cứu nạn. Tuy nhiên sóng lớn và rất khó xác định được vị trí tàu đắm. Cơ quan chức năng đã dùng nhiều biện pháp như giăng lưới, rà dây nhưng chưa có kết quả.

Ngày 29-10, trao đổi với Tiền Phong, ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết. Việc để người trên lồng bè trên biển là lỗi của chính quyền địa phương.

Ông Hậu cũng cho biết, sáng cùng ngày Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo huyện Vân Đồn, đã kiểm điểm sâu sắc đối với lãnh đạo huyện và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện Vân Đồn trong công tác tổ chức ứng phó với cơn bão, đặc biệt đã để 2 người mất tích.

Sắp tới, sẽ họp kiểm điểm và kỷ luật với tập thể và cá nhân huyện Vân Đồn…?Trước mắt, tỉnh Quảng Ninh đang chỉ đạo gắt gao việc tìm kiếm người mất tích và khắc phục hậu quả cơn bão để cuộc sống người dân trở lại bình thường.

Sáng 29-10, mưa lớn khiến nước lũ trên các sông Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ gây ngập lụt thị trấn.

Nội thành Hải Phòng đã có điện

Tại Hải Phòng bão số 8 gây hậu quả nặng nề. Thông tin ban đầu, Hải Phòng có một người thiệt mạng là anh Nguyễn Văn Thịnh (37 tuổi, ở đảo Cát Bà), 9 người bị thương, 56 người trôi dạt trên biển được cứu sống kịp thời.

Gần 4.500 ngôi nhà, trang trại, trường học, công sở bị tốc mái và đổ sập, gần 2 nghìn cây cổ thụ, gần 900 cột điện bị đổ, gần 50 tàu thuyền bị đắm, hàng chục container rơi xuống biển… Tổng thiệt hại ban đầu ước tính hơn 400 tỷ đồng.

Sáng 29-10, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Dương Anh Điền chủ trì cuộc họp gấp để tìm biện pháp khắc phục hậu quả mà cơn bão số 8 quét qua đất Cảng.

Hơn 21 giờ ngày 28-10, từng đợt gió kèm mưa lớn tràn vào nội thành Hải Phòng ngày càng mạnh. Sau ít phút, hầu hết toàn thành phố mất điện, mất nước.

Sáng 29-10, khắp các nẻo đường trung tâm thành phố Cảng, cổ thụ bật gốc nằm ngổn ngang, khiến nhiều con đường huyết mạch trung tâm nội thành bị tắc nghẽn. Các huyện ngoại thành Hải Phòng cả chục nghìn ha lúa chín sắp gặt chìm trong biển nước.

Hơn 8 giờ ngày 29-10, tàu đặc chủng SAR 411 cùng tàu Bộ đội Biên phòng đã vớt được một thi thể trôi dạt trên biển và cứu được 3 người.

Tối qua, điện và nước ở nội thành Hải Phòng bước đầu được khắc phục trở lại.

Dị thường

Bão Sơn Tinh dị thường cả về đường đi lẫn cường độ, liên tiếp gây bất ngờ cho hầu hết các trung tâm dự báo khí tượng cả thế giới lẫn Việt Nam, GS.TS Phan Văn Tân – Chủ nhiệm Khoa Khí tượng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, nhận định.

"Thực ra Trung tâm DBKTTVT.Ư đã chỉnh các bản tin dự báo khá sát với thực tế nhưng hạn dự báo không dài (dưới 12 tiếng) dẫn đến liên tục gây bất ngờ. Hiện tại họ đã có một mạng lưới radar khá tốt. Vì thế, họ không dễ gì nắm sai đường đi của bão trong khoảng thời gian ngắn. Nhưng với hạn dự báo dài thì quả là khó không chỉ riêng đối với Việt Nam" – ông Tân nói.

Theo ông Tân, cái bất thường đáng nói ở bão Sơn Tinh là tốc độ di chuyển khá nhanh, cường độ tăng lên ít thấy và sự chuyển hướng khó lường so với đa số trường hợp khác.

Thay vì chuyển động thẳng theo quán tính, nó đã bị dòng môi trường cuốn theo. Dòng môi trường ở đây chủ yếu là hoàn lưu áp cao cận nhiệt Tây Thái Bình Dương.

Do có sự xâm nhập của không khí lạnh từ phía bắc nên bão đã không hoàn toàn đổ bộ vào đất liền nước ta. Thay vào đó, nó chỉ quệt qua vùng bờ biển khoảng từ Thái Bình đến Hải Phòng rồi đi ra hướng về bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), thậm chí hướng hơi chếch về đông đông nam.

Trả lời câu hỏi: Tại sao càng vào sát bờ biển nước ta, bão lại càng mạnh, mạnh đến cấp 13-14, gần như ở ngưỡng siêu bão? Ông Tân cho biết: "Có lẽ đấy là bất ngờ lớn nhất đối với bão Sơn Tinh.

Cường độ của nó mạnh lên khá nhanh, ngay cả khi nó chạy dọc ngoài khơi bờ biển Việt Nam. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến sự biến đổi cường độ bão như vậy. Một là nhiệt lực, chẳng hạn nhiệt độ mặt nước biển. Và hai là động lực, tức là ma sát bề mặt, sự hội tụ của các dòng khí bên ngoài cơn bão, v.v… Trong trường hợp này, có thể nguyên nhân động lực chi phối chủ yếu".



3 người chết, 13 người bị thương

Sáng qua 29-10, sau khi đi vào khu vực ven biển tỉnh Quảng Ninh, bão số 8 đã suy yếu nhanh thành một vùng áp thấp, sau đó di chuyển theo hướng đông bắc rồi suy yếu và tan dần. Tuy nhiên, bão số 8 đã quét qua nhiều địa phương và gây thiệt hại lớn.Theo thống kê sơ bộ của Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư, đến cuối giờ chiều 29-10, bão số 8 làm 3 người chết, 13 người bị thương. 11 nhà bị sập, gần 5.100 nhà bị tốc mái, hư hỏng, trong đó Hải Phòng gần 2.900 nhà, Thanh Hóa gần 2.200 nhà. Bão cũng đánh chìm 36 tàu, làm gần 24.000 ha lúa, hoa màu bị ngập hư hại, 700 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại…

Cũng do cấp gió bão lớn, đã đánh đổ cột phát sóng truyền hình ở Nam Định (cao 180 m) và Quảng Ninh (cao 15 m); đánh đổ trên 5.500 cột điện cao thế và hạ thế, trong nặng nhất là Nam Định.

Phạm Anh

Thành Duy – Quốc Dũng – Lam Khê

























Source Article from http://www.tienphong.vn/xa-hoi/597791/Quang-Ninh-se-kiem-diem-lanh-dao-huyen-tpp.html



Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Bão quét qua Hải Phòng - Quảng Ninh, 10 người mất tích - Dân Trí






Bão quét qua Hải Phòng - Quảng Ninh, 10 người mất tích
Tàu thuyền vào nơi neo đậu trú ẩn an toàn ở khu vực cửa cống Quần Vinh 1, xã Nghĩa Thắng huyện Nghĩa Hưng (Ảnh: Báo Nam Định)


Lúc 15h35′ ngày 28/10, tại khu vực cách Bắc Bạch Long Vĩ khoảng 14 hải lý, giàn khoan GFS KEY HAWAI có 35 người trong đó có 14 người nước ngoài, bị đứt dây kéo với tàu lai, do sóng to tàu lai không thể tiếp cận với giàn khoan. Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn đã đề nghị thủ trưởng Bộ Tổng tham mưu cho máy bay cứu nạn. Bộ Tổng tham mưu đã chỉ đạo Quân chủng Phòng không – Không quân chuẩn bị máy bay, nghiên cứu thời tiết để sẵn sàng cứu nạn.

 

Đến 5h50' ngày 29/10, Tổng Công ty Bay Việt Nam đã điều động 2 máy bay trực thăng bay xuống Hải Phòng trinh sát khí tượng và sẵn sàng cứu hộ cứu nạn khi thời tiết cho phép. Hiện tại có 3 tàu lai vẫn đang theo sát giàn khoan.

Tại huyện đảo Cát Hải, những thiệt hại ban đầu đã được thống kê. Ông Bùi Trung Nghĩa – Chủ tịch UBND huyện đảo Cát Hải – cho biết: "Bão đã tan tại huyện đảo Cát Hải. Cho đến rạng sáng nay 29/10, có 7 người đang bị mất liên lạc. Đến sáng nay, lực lượng cứu hộ đã tìm được 10 người.

Bão quét qua các tỉnh miền Bắc, 10 người mất tích
Cây đổ trên đường Võ Thị Sáu (TP Hải Phòng). Ngay sau cơn bão vừa tạm dứt, các lực lượng chức năng đã nhanh chóng dọn dẹp hiện trường để giải phóng giao thông (Ảnh: Vũ Trọng Thái)

Tại khu vực đảo Cát Bà, 28 bè bị thiệt hại do bão, trong đó 6 bè chở 14 người đã bị trôi dạt; 1 bè chở 1 người trôi về phía bãi Cát Ông đã được hỗ trợ đưa lên bờ an toàn; 5 bè chở 10 người bị trôi dạt về cửa vịnh Trân Châu hiện đang tiếp tục được tìm kiếm, 1 bè chở 3 người trôi dạt về xã Xuân Đám đã được cứu hộ vào bờ an toàn. Ngoài ra có nhiều thuyền bị đắm.

Đặc biệt, do sóng, gió lớn đã làm 1 tàu vận tải chở 2.000 tấn quặng bị đắm lúc 21h 30' đêm 28/10 tại vịnh Cát Bà. Trên tàu có 5 thuyền viên hiện đang mất liên lạc.

Tại vịnh Bến Bèo, 4 bè dịch vụ du lịch đứt neo, va đập vào bờ dẫn đến hư hỏng nặng. 1 xuồng cứu hộ ST750 của Ban Chỉ huy PCLB&TKCN huyện trong khi tham gia cứu hộ đã bị hư hỏng nặng cùng trên 20 chiếc thuyền nan gắn máy bị đắm, vỡ và nhiều tàu, thuyền khác bị hư hỏng nặng.

Khu vực vịnh Lan Hạ, sóng vẫn lớn, lực lượng cứu hộ chưa thể tiếp cận vì vậy chưa thể xác định được thiệt hại về người cũng như về tài sản. Thống kê về thiệt hại nhà ở của người dân vẫn đang được cập nhật.

Bão quét qua các tỉnh miền Bắc, 10 người mất tích


Mưa lớn gây ngập úng tại nhiều địa bàn, nhiều người hiện đang mất liên lạc. (Ảnh: Báo Quảng Ninh)


Tại Quảng Ninh, trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Đức Thành – Chủ tịch UBND huyện Cô Tô cho biết bão đã tan và không gây thiệt hại đáng kể nào về người và tải sản. Tuy nhiên, mưa lớn đã gây ngập úng tại nhiều khu dân cư. Lực lượng cứu hộ đang phối hợp cùng người dân tiêu thoát nước.

Theo tin từ Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Ninh, đêm qua đến sáng nay, bão số 8 đã đổ bộ vào vùng biển Quảng Ninh, ảnh hưởng chủ yếu ở các địa phương: Hạ Long, Vân Đồn, Tiên Yên, Quảng Yên. Huyện Vân Đồn có 2 nguời mất tích, 1 nhà tốc mái, 30 lồng bè bị vỡ, 3 thuyền nhỏ (thuyền không có hàng hóa) bị chìm.

TP Hạ Long có 1 tàu du lịch chìm, 7 người trên tàu đã lên bờ an toàn; tốc mái một khu nhà tập thể, một trường tiểu học. Huyện Tiên Yên có 3 nhà lợp Fibro bị sập; 120 ha lúa bị đổ.

TX Quảng Yên bị đổ 1 cột ăng ten cao 15 mét của đài Truyền thanh Truyền hình thị xã. Cẩm Phả có 2 thuyền nhỏ (thuyền không có hàng hóa) bị chìm.

Ngay tối 28/10, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Công điện khẩn số 22/CĐ-UBND về nghỉ học các cấp đảm bảo an toàn cho học sinh trong cơn bão số 8. Theo đó, để đảm bảo an toàn cho học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh cho phép học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh nghỉ học ngày 29/10/2012; Để đảm bảo chương trình học tập, các trường chủ động bố trí học bù vào thời gian thích hợp ngay sau thời gian bão tan. 


Dù nằm cách xa tâm bão, song tối qua, Hà Nội đã có gió mạnh cấp 4-5, giật cấp 6 khiến cây cối ngã rạp. Trên nhiều tuyến đường cửa ngõ của thủ đô như Phạm Hùng, Nguyễn Xiển, Lê Văn Lương, Khuất Duy Tiến… nhiều xe máy di chuyển khó khăn, thậm chí phải dừng lại, dắt bộ vì gió lớn. Nhiều biển quảng cáo, cây xanh, phông bạt… ven các vỉa hè bị rách nát rồi đổ sụp xuống đường. Trong hai ngày tới, tổng lượng mưa ở thủ đô có thể đạt xấp xỉ 120 mm.



Chằng buộc tàu thuyền tại cảng Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Ảnh: Lao động)



Bão quét qua các tỉnh miền Bắc, 10 người mất tích



Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, do ảnh hưởng của bão số 8, ở các tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ đã có gió mạnh cấp 7, cấp 8, giật cấp 9, cấp 10; một số nơi có gió mạnh hơn như đảo Hòn Dấu gió mạnh cấp 12, giật cấp 13; Thái Bình gió cấp 11, giật cấp 14; Văn Lý gió cấp 10, giật cấp 14; đảo Bạch Long Vĩ, thành phố Nam Định và Phủ Liễn gió giật cấp 11. Ở các tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ đã có mưa vừa, mưa to đến rất to với tổng lượng mưa từ 100 – 200mm; một số nơi có mưa lớn hơn như thành phố Thái Bình 400mm; Văn Lý (Nam Định) 330mm; Phủ Liễn (Hải Phòng) 297mm; Cửa Ông (Quảng Ninh) 222mm; đảo Cô Tô 262mm…

Bão số 8 liên  tục thay đổi hướng khi đi vào vùng ven biển miền Bắc. (Ảnh: NCHMF)


Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 16h ngày 29/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới nằm trên khu vực Móng Cái (Quảng Ninh). Sức gió giảm dần, mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh còn cấp 6, giật cấp 7, cấp 8.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc Vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải, Bạch Long Vĩ) ngày hôm nay còn có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10, cấp 11. Biển động mạnh. Ở các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thái Bình có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Khu vực các tỉnh ven biển phía đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to. Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp.

Ảnh mây vệ tinh về bão số 8.


Chuyên gia khí tượng cho biết, ngay sau khi bão số 8 suy yếu, khoảng trưa và chiều mai (30/10) sẽ có một bộ phận không khí lạnh ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ, sau đó sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh bắc và trung Trung Bộ.

Như vậy, cùng với mưa  lớn từ hoàn lưu bão số 8,  không khí lạnh tràn về Bắc Bộ cũng gây mưa rào và dông ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ. Các tỉnh miền Bắc, trong đó có Hà Nội từ đêm mai trời trở lạnh.

Anh Thế – Quốc Cường – Phạm Thanh

Source Article from http://dantri.com.vn/c20/s20-656455/bao-quet-qua-hai-phong-quang-ninh-10-nguoi-mat-tich.htm



Bão quét qua Hải Phòng – Quảng Ninh, không khí lạnh về miền Bắc - Dân Trí


Tràn về ven biển các địa phương miền Bắc, bão số 8 liên tục đổi hướng, gây gió giật mạnh kèm mưa to diện rộng. Theo tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, đến 4h hôm nay (29/10), tâm bão ở khoảng 20,9 độ Vĩ Bắc; 106,9 độ Kinh Đông, trên khu vực ven biển các tỉnh Hải Phòng – Quảng Ninh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10, cấp 11.

Do ảnh hưởng của bão số 8, ở các tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ đã có gió mạnh cấp 7, cấp 8, giật cấp 9, cấp 10; một số nơi có gió mạnh hơn như đảo Hòn Dấu gió mạnh cấp 12, giật cấp 13; Thái Bình gió cấp 11, giật cấp 14; Văn Lý gió cấp 10, giật cấp 14; đảo Bạch Long Vĩ, thành phố Nam Định và Phủ Liễn gió giật cấp 11. Ở các tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ đã có mưa vừa, mưa to đến rất to với tổng lượng mưa từ 100 – 200mm; một số nơi có mưa lớn hơn như thành phố Thái Bình 400mm; Văn Lý (Nam Định) 330mm; Phủ Liễn (Hải Phòng) 297mm; Cửa Ông (Quảng Ninh) 222mm; đảo Cô Tô 262mm…

Bão số 8 liên  tục thay đổi hướng khi đi vào vùng ven biển miền Bắc. (Ảnh: NCHMF)


Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 16h ngày 29/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới nằm trên khu vực Móng Cái (Quảng Ninh). Sức gió giảm dần, mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh còn cấp 6, giật cấp 7, cấp 8.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc Vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải, Bạch Long Vĩ) ngày hôm nay còn có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10, cấp 11. Biển động mạnh. Ở các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thái Bình có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Khu vực các tỉnh ven biển phía đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to. Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp.

Chuyên gia khí tượng cho biết, ngay sau khi bão số 8 suy yếu, khoảng trưa và chiều mai (30/10) sẽ có một bộ phận không khí lạnh ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ, sau đó sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh bắc và trung Trung Bộ.

Như vậy, cùng với mưa  lớn từ hoàn lưu bão số 8,  không khí lạnh tràn về Bắc Bộ cũng gây mưa rào và dông ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ. Các tỉnh miền Bắc, trong đó có Hà Nội từ đêm mai trời trở lạnh.

Phạm Thanh

 

Source Article from http://dantri.com.vn/c20/s20-656455/bao-quet-qua-hai-phong-quang-ninh-khong-khi-lanh-ve-mien-bac.htm



Hải Phòng - Quảng Ninh sơ tán dân trên các vịnh - Đài Tiếng Nói Việt Nam


Chính quyền địa phương các huyện ven biển nhanh chóng triển khai các biện pháp đối phó cơn bão, tập trung di dời khẩn cấp nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm đến nơi tránh trú an toàn, tổ chức rà soát các nơi neo đậu tàu thuyền không để ngư dân ở lại.

Đến chiều nay, thành phố Hải Phòng đã chỉ đạo các địa phương cùng các cơ quan, ngành chức năng sơ tán hơn 380 nhân khẩu tại quận Đồ Sơn, huyện đảo Bạch Long Vỹ và Cát Hải ra khỏi vùng nguy hiểm do ảnh hưởng của bão số 8. Tại âu thuyền huyện đảo Bạch Long Vỹ đã có 373 phương tiện vào trú tránh.

Tuy nhiên, tối nay (28/10), trao đổi với phóng viên VOV, ông Đào Trọng Tuệ, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Bạch Long Vỹ cho biết, do sóng lớn, gió giật mạnh nên chưa thể tiếp cận với 1.000 người vẫn còn ở thuyền nhỏ neo đậu tại âu thuyền.

Ông Đào Trọng Tuệ cho biết: “Chúng tôi đã cưỡng chế và kêu gọi 181 thuyền nan với hơn 200 người vào bờ. Tuy vậy vẫn còn 373 tàu, với hơn 1.000 người vẫn còn ở thuyền nhỏ neo đậu tại âu thuyền. Hiện chúng tôi tìm mọi cách để đưa người vào bờ an toàn”.

Hôm nay, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố Hải Phòng đã kịp thời hỗ trợ cứu nạn 1 thuyền nan và 5 bè cá với 29 ngư dân bị gặp nạn do ảnh hưởng của bão số 8. Ông Nguyễn Văn Nam, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng thành phố Hải Phòng cho biết: "Trước tình hình này, UBND thành phố Hải Phòng yêu cầu tàu SAR 273 của Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đang trên đường đi tìm kiếm những người dân còn lại. Hiện thành phố đang theo dõi hoạt động của tàu SAR và yêu cầu đồn Cát Bà đi tìm số người dân bị trôi dạt. Chúng tôi cũng tiếp tục theo dõi ở khu vực cảng Hải Phòng, vì khu vực Hòn Dáu là nơi đang neo đậu tàu của nước ngoài. Khoảng 8h30' trên VISCO bị rơi 6 container xuống biển, trong đó có 5 container không có hàng và 1 container có hàng”.

Quảng Ninh đã ban hành lệnh cấm biển tất cả phương tiện tàu thuyền hoạt động trên vịnh, đồng thời thực hiện nghiêm không để người dân các làng chài ở lại trên lồng bè. Chiều nay, tàu Hải quân đã tổ chức sơ tán 30 người dân ở làng chài ở Vịnh Bái Tử Long, cách đất liền 24km, trong đó có một số cháu bé từ 5-10 tuổi, đồng thời kên phương án khác đưa người dân sơ tán vào các hang động.

Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đã thông báo, kêu gọi hơn 1.680 phương tiện tàu, thuyền về nơi tránh trú bão; sẵn sàng các phương án di dời đối với hơn 4.000 nhà bè, lồng bè nuôi trồng thủy sản trên địa bàn. Tối nay, huyện Cô Tô đã kêu gọi hơn 350 tàu, di dời các bè, mảng mắc cạn, tàu thuyền về nơi trú bão an toàn, đồng thời kiểm tra hệ thống các hồ đập thủy lợi; gia cố những khu vực trọng yếu của hệ thống đê, kè, gia cố một số nhà dân có nguy cơ sập.

Ông Nguyễn Quốc Khánh, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cô Tô cho biết: “Tất cả tàu bè, nhà cửa đã được chằng néo, giờ gió đang to lên, mưa rất to. Ở Cô Tô, việc di dời dân không cần thiết vì vùng này không có nguy cơ sạt lở đất và lũ lụt. Nhưng ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện vẫn trực 24/24 và ứng cứu kịp thời tình huống có thể xảy ra…”.


Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện nghiêm túc phương án khi bão đổ bộ vào địa bàn; kiểm tra các kè chắn, chân bãi thải; nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước, nhất là các bãi thải lớn tại những khu dân cư./.

    Source Article from http://vov.vn/Xa-hoi/Hai-Phong-Quang-Ninh-so-tan-dan-tren-cac-vinh/231999.vov



    Thanh tra Bộ Tư pháp đề nghị làm rõ đơn tố cáo trù dập cán bộ tại ... - Dân Trí


    Đơn vị quảng cáo:  

    0944 525 625 (Ms.Trang)

    Email: quangcao@admicro.vn

    Tel: 844 39748899 Ext:2222 Website: www.admicro.vn

    Hỗ trợ và CSKH: 01268 269 779 (Ms. Thơm)

    Source Article from http://dantri.com.vn/c202/s202-656312/thanh-tra-bo-tu-phap-de-nghi-lam-ro-don-to-cao-tru-dap-can-bo-tai-quang-ninh.htm



    Thiệt hại hàng chục tỉ đồng vì bão - Người Lao Động


    Hồi 19 giờ ngày 28-10, vị trí tâm bão số 8 ở sát bờ biển các tỉnh Thái Bình – Nam Định. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão cấp 11 – 12, giật cấp 13 – 14. Do ảnh hưởng của bão kết hợp với thủy triều, khu vực Quảng Ninh – Ninh Bình có sóng biển dâng cao khoảng 3 – 3,5 m.

    Tỉnh Nam Định còn 5.000 ha lúa, trong đó có 3.000 ha lúa đặc sản và khoảng 6.000 ha rau màu vùng trũng có thể bị ảnh hưởng bởi bão số 8. Tại tỉnh Thanh Hóa, do nằm gần vùng tâm bão nên các huyện Nga Sơn, Hoằng Hóa và Hậu Lộc có nhiều ngôi nhà bị tốc mái, điện mất làm cả vùng chìm trong bóng tối. Trường Tiểu học Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa đã có trên 50 m tường rào bị đổ, nhiều cây cối bị bật gốc. Ngoài ra, hàng trăm hecta ngao đang trong thời kỳ thu hoạch của huyện Hậu Lộc và Nga Sơn cũng bị thiệt hại nặng nề.







    Bão số 8 cũng đã gây ra sóng lớn đánh sập và làm hư hỏng nhiều đoạn đê biển nối đảo Hòn La với Hòn Cỏ, thuộc Khu Kinh tế Hòn La, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch – Quảng Bình, thiệt hại trên 30 tỉ đồng. Cụ thể, sóng biển làm hư hỏng lõi đê, gây biến dạng thân đê từ đường thẳng thành đường vòng cung với khối lượng đất đá bị mất lên đến trên 60.000 m3. Trong đó, hàng trăm viên Tetrapod xi măng đúc sẵn với khối lượng lên đến hàng chục tấn cũng bị sóng biển dịch chuyển và đẩy trôi xa khỏi vị trí đã thi công.


    Đê chắn sóng nối đảo Hòn Cỏ với Hòn La được tỉnh Quảng Bình tổ chức hợp long vào ngày 13-8. Đây là một trong những gói thầu quan trọng thuộc dự án đường kinh tế nối KCN Cảng biển Hòn La với KCN Xi măng tập trung lớn nhất ở Quảng Bình, nằm trên địa bàn các xã Tiến Hóa, Châu Hóa và Văn Hóa của huyện Tuyên Hóa. Hạng mục dự án đoạn nối đảo Hòn Cỏ và đảo Hòn La có tổng vốn đầu tư trên 120 tỉ đồng.

    Source Article from http://nld.com.vn/20121028113814805p0c1002/thiet-hai-hang-chuc-ti-dong-vi-bao.htm



    Đêm nay, ven biển từ Quảng Ninh-Ninh Bình gió mạnh cấp 6-7 - Đài Tiếng Nói Việt Nam


    Cuối giờ chiều nay (28/10), phóng viên VOV đã phỏng vấn ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương về diễn biến mới nhất của cơn bão số 8.


    PV: Thưa ông, bão số 8 còn diễn biến phức tạp, vậy Trung tâm khí tượng Thủy văn Trung ương có nhận định như thế nào?

     
    Ông Bùi Minh Tăng: Cho đến thời điểm 16h chiều nay, bão số 8 đã giảm xuống cấp 11, cấp 12 và hiện thời ở 19,7 độ vĩ bắc, 106,8 độ kinh đông, cách bờ biển Nam Định khoảng 80 km về phía Nam. Dự kiến trong vòng 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng giữa Bắc và Bắc Đông bắc, áp sát vào bờ biển Nam Định và Thái Bình, sau đó sẽ đổi hướng di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc và đi về phía Bắc vịnh Bắc bộ.



    Hướng đi của bão số 8.

    PV: Như ông vừa cho biết thì có thể bão số 8 không đổ bộ vào đất liền?

    Ông Bùi Minh Tăng: Có thể bão sẽ không đổ bộ vào đất liền nhưng tâm bão sẽ áp sát các tỉnh ven biển Bắc Bộ. Do vậy, chiều tối và đêm nay ở ven biển các tỉnh Bắc Bộ từ Quảng Ninh đến Ninh Bình còn có gió mạnh cấp 6, cấp 7 và vùng gần tâm bão áp sát có gió mạnh cấp 8 cấp 9 và có thể có gió mạnh cấp 10, cấp 11 cấp 12.


    Do bão không di chuyển sâu vào đất liền mà chỉ men theo bờ biển Bắc Bộ cho nên mưa chỉ phổ biến xảy ra ở các vùng ven biển Bắc Bộ với lượng mưa phổ biến từ 100 – 200mm kéo dài trong đêm nay và ngày mai, sang đến ngày thứ hai thì mưa giảm hẳn và không có khả năng có mưa lớn.


    Người dân các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh – Nam Định trong đêm nay cần phải đề phòng gió mạnh cấp 7, cấp 8, tâm bão cấp 9, cấp 10, cấp 11, cấp gió rất nguy hiểm. Hơn nữa, mưa ở các dải đất hẹp ven biển, lượng mưa từ 100-200 mm có thể gây ngập úng cục bộ.


    PV: Xin cảm ơn ông!./.

    Source Article from http://vov.vn/Xa-hoi/Dem-nay-ven-bien-tu-Quang-NinhNinh-Binh-gio-manh-cap-67/231984.vov



    Bão số 8 đổ bộ Quảng Ninh, Thái Bình - Đài Truyền Hình Việt Nam



    Bão số 8 đổ bộ Quảng Ninh, Thái Bình


     



     





    Bão số 8 đổ bộ Quảng Ninh, Thái Bình




     

     

     

    Theo đường đi mới nhất của cơn bão số 8, đến ngày 29/10, bão sẽ đổ bộ vào Quảng Ninh (Ảnh: NCHMF)





















    Đến thời điểm này, mặc dù gió to và mưa lớn đã xuất hiện nhưng do chuẩn bị tốt nên chưa có thiệt hại nào xảy ra. Theo dự báo, khoảng 16h ngày 28/10, bão sẽ đổ bộ Thanh Hóa, tại hai huyện Nga Sơn và Hậu Lộc – vùng tâm bão có thể chịu nhiều thiệt hại, do vậy tại cuộc họp Ban chỉ đạo, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu các địa phương này không được chủ quan, lơ là, đặc biệt là chú ý đến công tác chằng chống nhà cửa, neo đậu tàu thuyền, tuyệt đối không để thiệt hại về con người.

















     






    Tác giả :
    Tổng hợp





    Source Article from http://www.vtv.vn/Article/Get/Bao-so-8-do-bo-Quang-Ninh-Thai-Binh-95391cdca3.html



    Bão đổi hướng đổ bộ vào Quảng Ninh - Thái Bình - VietNamNet


    - Bão số 8 liên tục đổi hướng, dự báo trong chiều tối nay sẽ quét vào 2
    huyện Nga Sơn và Hậu Lộc của Thanh Hóa sau đó tiếp tục di chuyển lên phía bắc,
    đổ bộ vào các tỉnh từ Quảng Ninh – Thái Bình với sức gió mạnh cấp 8, cấp 9.



    Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, hồi 17h ngày 28/10, bão số 8
    cách bờ biển các tỉnh Hải Phòng – Ninh Bình khoảng 100 km về phía Nam Đông Nam.
    Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (tức từ 103-133 km/h),
    giật cấp 13, cấp 14.

    Đến 4h sáng ngày 29/10, bão sẽ đổ bộ trực tiếp vào vùng biển các tỉnh từ Quảng
    Ninh – Thái Bình. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão giảm xuống còn cấp 8, cấp
    9 (tức từ 62- 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.

    Theo đường đi mới nhất của cơn bão số 8, đến ngày 29/10, bão sẽ đổ bộ vào Quảng Ninh (Ảnh: NCHMF)

    Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa Bắc và Bắc Đông
    Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp.

     Do ảnh hưởng của bão, khu vực phía Bắc Vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các
    huyện đảo Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải, Bạch Long Vĩ) có gió mạnh cấp 8, cấp 9, vùng
    gần tâm bão đi qua cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13. Biển động dữ dội.

    Ở các tỉnh từ Quảng Ninh đến Ninh Bình có gió mạnh cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm
    bão mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Thanh
    Hóa có gió giật cấp 6, cấp 7.

    Khu vực các tỉnh ven biển phía đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, đến rất to.
    Ngoài ra do ảnh hưởng của bão kết hợp với thủy triều khu vực từ Quảng Ninh đến
    Ninh Bình nước biển dâng cao từ 3 – 3.5m.

    Theo ghi nhận, ngay trong chiều 28/10, tốc độ gió ở Bãi Cháy (Quảng Ninh) đã
    đạt mức 20m/s (cấp 8), giật 26 m/s (cấp 10); Cô Tô có gió mạnh 12m/s (cấp 6),
    giật 15m/s (cấp 7); ở đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) có gió mạnh 20m/s (cấp 8),
    giật 30m/s (cấp 11); ở Cửa Ông có gió giật 19m/s (cấp 7); Thái Bình 16m/s (cấp
    7), giật 23m/s (cấp 9); Văn Lý (Nam Định) 17 m/s (cấp 7), giật 30m/s (cấp 11).

    Ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đã có mưa vừa, mưa to đến rất to với
    tổng lượng mưa từ 50 – 100mm; một số nơi có mưa lớn hơn như Cẩm Nhượng (Hà Tĩnh)
    173mm; Mai Hóa (Quảng Bình) 139mm; Tà Rụt (Quảng Trị) 146mm …

    Để đối phó khẩn với bão số 8, sáng 28/10, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đã
    chủ trì cuộc họp với BCH PCLB tỉnh Thanh Hóa, trực tiếp chỉ đạo, yêu cầu các địa
    phương vùng ven biển không được chủ quan, lơ là, chuẩn bị sẵn người và phương
    tiện để ứng phó với mọi trường hợp, trong đó tập trung kè đắp đê để tránh bão,
    tuyệt đối không để thiệt hại về người.

    Trong chiều nay, Bộ trưởng Cao Đức Phát tiếp tục họp với các tỉnh Ninh Bình v�
    Nam Định.

    Theo số liệu từ VP BCĐ PCLBTƯ, đến nay Bộ đội biên phòng các tỉnh từ Quảng Ninh
    đến Bà Rịa – Vũng Tàu đã sắp xếp cho 57.000 tàu với 260.000 ngư dân trú bão an
    toàn.

    M.Anh

    Source Article from http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/94449/bao-doi-huong-do-bo-vao-quang-ninh—thai-binh.html



    Quảng Ninh: Chủ động đối phó với cơn bão số 8 - Nhân Dân


     

    Thị xã Quảng Yên đã chủ động kêu gọi tàu, thuyền đang khai thác ở khu vực Bạch Long Vỹ, Cát Bà, Cô Tô về nơi trú bão. Kiểm tra và triển khai các biện pháp bảo vệ các tuyến đê, cống dưới đê, hồ đập trên địa bàn, đặc biệt chú trọng an toàn của tuyến đê Hà Nam, Đông Yên Hưng, hồ Yên Lập.

    Đặc biệt tại tuyến đê Hà Nam, (thị xã Quảng Yên) điểm tránh trú bão cho tàu thuyền tại khu vực Tân An và một số điểm có nguy cơ xảy ra úng ngập mặc dù bão không trực tiếp đổ bộ vào nhưng thị xã Quảng Yên vẫn chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão và sẵn sàng các phương án ứng phó kịp thời với các tình huống. Đặc biệt, chủ động các phương án tiêu thoát nước kịp thời cho diện tích hoa màu trên địa bàn. Riêng TP Hạ Long cũng chủ động có phương án để thực hiện di dời các hộ dân ở khu vực Đồi Chè (phường Cao Xanh) là nơi có nguy cơ sạt lở khi có mưa lớn xảy ra cũng đã sẵn sàng có phương án đối phó.

    Tại khu vực làng chài Ba Hang, Vung Viêng, trên vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các lực lượng chức năng và huy động tàu hải quân di dời khẩn cấp toàn bộ người già, trẻ em ở làng chài Ba Hang, Vung Viêng vào bờ tránh trú an toàn. Hiện toàn bộ 314 tàu, thuyền và hơn 400 lồng bè nuôi trồng thủy sản và các nhà bè trên biển ở những điểm có nguy cơ ảnh hưởng của bão số 8 đã được gọi về và neo đậu an toàn tại bốn khu vực tránh trú bão trên địa bàn.

    Tại huyện Vân Đồn hiện đã nhanh chóng thông báo, kêu gọi hơn 1.680 phương tiện tàu, thuyền về nơi tránh trú bão; sẵn sàng các phương án di dời đối với hơn 4.000 nhà bè, lồng bè nuôi trồng thủy sản trên địa bàn; Huyện Cô Tô đã kiểm soát được hơn 350 tàu, thuyền, kiểm tra hệ thống hồ đập thủy lợi, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban Chỉ huy PCTT và TKCN; thực hiện gia cố những khu vực trọng yếu của hệ thống đê, kè, gia cố một số nhà dân có nguy cơ sập nếu gió lớn; thực hiện di dời một số bè, mảng mắc cạn.

    Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện nghiêm túc phương án PCTT và TKCN đã được xây dựng; kiểm tra các kè chắn, chân bãi thải; nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước, nhất là các bãi thải lớn tại những khu dân cư.

     

    Source Article from http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/doi-song/i-s-ng-tin-chung/qu-ng-ninh-ch-ng-i-pho-v-i-c-n-b-o-s-8-1.374533



    Thanh tra Bộ Tư phápđề nghị làm rõ đơn tố cáo trù dập cán bộ tại ... - Dân Trí


    Đơn vị quảng cáo:  

    0944 525 625 (Ms.Trang)

    Email: quangcao@admicro.vn

    Tel: 844 39748899 Ext:2222 Website: www.admicro.vn

    Hỗ trợ và CSKH: 01268 269 779 (Ms. Thơm)

    Source Article from http://dantri.com.vn/c202/s202-656312/thanh-tra-bo-tu-phapde-nghi-lam-ro-don-to-cao-tru-dap-can-bo-tai-quang-ninh.htm



    Bão số 8 cách Nam Định-Nghệ An 120km - Đài Tiếng Nói Việt Nam


    Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương: Do ảnh hưởng của bão số 8 ở đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9. Ở Cửa Ông và Bãi Cháy có gió giật cấp 7. Thái Bình cấp 5, giật cấp 7; Văn Lý (Nam Định) có gió giật cấp 7. Ở đảo Hòn Ngư (Nghệ An) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Ở Quỳnh Lưu có gió mạnh cấp 5, giật cấp 7. Kỳ Anh (Hà Tĩnh ) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9.


    Ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đã có mưa vừa, mưa to đến rất to với tổng lượng mưa từ 50 – 100mm; một số nơi có mưa lớn hơn như Cẩm Nhượng (Hà Tĩnh) 162mm; Mai Hóa (Quảng Bình) 135mm; Tà Rụt (Quảng Trị) 145mm; Tà Lương (Thừa Thiên-Huế) 198mm, A Lưới (Thừa Thiên-Huế) 136mm …

    Hồi 10h ngày 28/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,8 độ Vĩ Bắc; 107,2 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Nam Định – Nghệ An khoảng 120 km về phía Đông.

    Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km/h), giật cấp 14, cấp 15.

     



    Ven biển Nghệ An mưa lớn, sóng đánh cao do ảnh hưởng bão (ảnh: VNE)

    Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 – 15 km. Đến 22h ngày 28/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 106,2 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh Thanh Hóa và Nam đồng bằng Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75 đến 102 km/h), giật cấp 11, cấp 12.

    Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa Bắc và Bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km, đi vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp.

    Đến 10h ngày 29/10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 21,0 độ Vĩ Bắc; 106,3 độ Kinh Đông, trên khu vực Đông Bắc Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km/h).

    Do ảnh hưởng của bão, khu vực Nam Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12, cấp 13, giật cấp 14, cấp 15. Biển động dữ dội.

    Khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 7, sau tăng lên cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13. Biển động dữ dội. Ở các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An có gió mạnh cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13. Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ có gió giật cấp 6, cấp 7.

    Khu vực phía đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to. Phía Tây Bắc Bộ và các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế, có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to. Ngoài ra do ảnh hưởng của bão kết hợp với thủy triều khu vực từ Thái Bình – Thanh Hóa nước biển dâng cao từ 3 – 4m

    *Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Thanh Hóa, hiện nay, tỉnh còn 8 tàu, thuyền với 47 lao động vẫn đang trên đường vào tránh bão ở các vùng biển Nghệ An, Hà Tĩnh và đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng).

    Đến 9h ngày 28/10, 8 tàu thuyền với 47 lao động, trong đó, huyện Bảo Lộc có 2 chiếc, Hoằng Hóa 3 chiếc, Tĩnh Gia 3 chiếc, vẫn giữ liên lạc với gia đình và địa phương. Hiện nay số tàu thuyền này đã vào tránh trú được ở các bến của tỉnh bạn. Số tàu thuyền còn lại của tỉnh hiện nay đã về tránh trú an toàn tại các bến trong tỉnh.

    Tại các địa phương ven biển phía Bắc và Bắc Trung bộ đã hoàn thành việc di chuyển dân ở các vùng trũng thấp, khu vực nuôi trồng thủy sản đến nơi an toàn. Công tác kiểm soát tàu thuyền cũng được thực hiện nghiêm ngặt, nhằm giảm nhẹ thiệt hại khi bão số 8 đổ bộ vào đất liền.

    Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương sáng nay (28/10), ông Bùi Minh Tăng – Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết: Trưa nay, bão số 8 còn cách bờ trên 100 km nhưng đã gây gió mạnh cấp 6, cấp 7, có nơi như ở các đảo gần bờ (Bạch Long Vĩ, Hòn Ngư, Cồn Cỏ) và vùng ven biển, gió giật tới cấp 9.

    Trên đường đi, bão trút lượng mưa phổ biến ở các tỉnh ven biển miền Trung từ 100 đến 200 mm. Diễn biến bất ngờ nhất là chiều tối 27/10 bão mạnh lên rất nhanh. Trong buổi chiều, bão mạnh lên 2 cấp, đến tối mạnh tới cuối cấp 14. Đây là diễn biến mà tất cả các đài dự báo không lường được. Với cấp bão này, nếu suy yếu thì khi cập bờ, bão số 8 vẫn còn mạnh tới cấp 11, cấp 12.

    Chủ động đối phó với bão số 8, sáng 28/10, các địa phương ven biển phía Bắc và Bắc Trung Bộ tiếp tục có lệnh cấm biển, không cho các tàu thuyền ra khơi.  Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, tính đến 6h30' ngày 28/10, Bộ đội Biên phòng các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với chính quyền địa phương, thông báo hướng dẫn, sắp xếp neo đậu cho gần 57.000 tàu và gần 1.800 lồng, bè, chòi canh phòng tránh bão.

    Đối phó với bão số 8, tỉnh Thái Bình yêu cầu Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các cấp, các ngành tổ chức thường trực 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để đối phó và xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

    Tại Ninh Bình, sau khi hoàn tất việc di dời dân đến nơi an toàn, Bộ đội biên phòng tỉnh huy động toàn bộ lực lượng để đảm bảo an ninh trật tự tại các khu vực di dời dân; đồng thời sẵn sàng xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra.

    Sáng nay (28/10) xã Nghi Kiều (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) đã huy động toàn dân tới các hồ chứa nước như: Khe Làng, Bàu Cơm, Khe Quang, Khe Dứa, Khe Thị, Đập Cam, gia cố đê điều để chống bão.

    Tại miền Trung, Ban Chỉ huy Phòng chống Lụt bão các tỉnh miền Trung vẫn sẵn sàng ứng phó với diễn biến của mưa bão.

    2 ngày nay, trên địa bàn các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế có mưa vừa đến mưa to, mực nước các sông đang ở mức báo động 1. Để đảm bảo an toàn cho tàu thuyền, Ban Chỉ huy Phòng chống Lụt bão tỉnh Quảng Bình tiếp tục duy trì lệnh cấm ra khơi. Theo đó, các Đồn Biên phòng tuyến biển tăng cường kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền tại các Cửa sông, Cửa biển.

    Do ảnh hưởng của bão số 8, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có mưa vừa. Đề phòng lũ quét, sạt lở đất, ngập úng ở vùng trũng, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão từ tỉnh đến xã, phường duy trì chế độ trực ứng phó khi có sự cố xảy ra./.

      Source Article from http://vov.vn/Xa-hoi/Bao-so-8-cach-Nam-DinhNghe-An-120km/231954.vov



      Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

      VIDEO: Khẩn trương ứng phó với siêu bão - Đài Truyền Hình Việt Nam



      VIDEO: Khẩn trương ứng phó với siêu bão


       



       





      VIDEO: Khẩn trương ứng phó với siêu bão


      Mắt bão cơn bão số 8


       

      Tiếp tục thể hiện những diễn biến bất thường, cơn bão số 8 (bão Sơn Tinh) đang ngày càng trở nên khó đoán định hơn. Hồi 19 giờ ngày 27/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 108,9 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Trị khoảng 190 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14 (tức là từ 134 đến 166 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.






      Do ảnh hưởng của bão, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế (bao gồm cả đảo Cồn Cỏ) có gió mạnh cấp 8, cấp 9, sau tăng lên cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13, cấp 14, giật cấp 15, cấp 16. Biển động dữ dội; khu vực Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 7, cấp 8, sau tăng lên cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12, cấp 13, giật cấp 14, cấp 15. Biển động dữ dội.








       



       










      Tác giả :
      VTV News





      Source Article from http://www.vtv.vn/Article/Get/VIDEO-Khan-truong-ung-pho-voi-sieu-bao-2df600fe61.html



      VIDEO: Khẩn trương ứng phó với siêu bão - Đài Truyền Hình Việt Nam



      VIDEO: Khẩn trương ứng phó với siêu bão


       



       





      VIDEO: Khẩn trương ứng phó với siêu bão


      Mắt bão cơn bão số 8


       

      Tiếp tục thể hiện những diễn biến bất thường, cơn bão số 8 (bão Sơn Tinh) đang ngày càng trở nên khó đoán định hơn. Hồi 19 giờ ngày 27/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 108,9 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Trị khoảng 190 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14 (tức là từ 134 đến 166 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.






      Do ảnh hưởng của bão, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế (bao gồm cả đảo Cồn Cỏ) có gió mạnh cấp 8, cấp 9, sau tăng lên cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13, cấp 14, giật cấp 15, cấp 16. Biển động dữ dội; khu vực Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 7, cấp 8, sau tăng lên cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12, cấp 13, giật cấp 14, cấp 15. Biển động dữ dội.








       



       










      Tác giả :
      VTV News





      Source Article from http://www.vtv.vn/Article/Get/VIDEO-Khan-truong-ung-pho-voi-sieu-bao-2df600fe61.html



      Tin bão khẩn cấp: Từ tối 27 - 10 có mưa to, gió giật tại các tỉnh từ ... - Tiền Phong Online


      Tin bão khẩn cấp: Từ tối 27 – 10 có mưa to, gió giật tại các tỉnh từ Quảng Ninh tới Quảng Trị

      Hà Tĩnh căng mình đón bão

      Miền Trung khẩn trương đối phó bão số 8

      Tâm bão số 8 sẽ ở Thanh Hóa

      TPO – Theo Trung tâm khí tượng thuỷ văn T.Ư, chiều 27 -10, bão số 8 gây mưa to, gió mạnh cấp 6 – 8, giật cấp 11 – 12 tại hàng loạt tỉnh thành ven biển từ Hải Phòng đến Quảng Ngãi.

       



       Tàu thuyền dã được neo đậu an toàn
      Tàu thuyền dã được neo đậu an toàn. Ảnh: Minh Thùy

      Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 – 25 km. Đến 16 giờ ngày 28/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,8 độ Vĩ Bắc; 105,6 độ Kinh Đông, trên khu vực Thanh Hóa và các tỉnh Nam đồng bằng Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12.


      Ngư dân thị trấn Cửa Tùng (H.Vĩnh Linh, Quảng Trị) tranh thủ lúc bão chưa vào để kéo thuyền thúng lên bờ - Ảnh: Nguyễn Phúc - TNO
      Ngư dân thị trấn Cửa Tùng (H.Vĩnh Linh, Quảng Trị) tranh thủ lúc bão chưa vào để kéo thuyền thúng lên bờ – Ảnh: Nguyễn Phúc – TNO.

      Trong khoảng 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ.



      Người dân ở Cửa Lò chằng chống lại quán xá ven bãi biển trước khi bão đổ bộ - Ảnh: Khánh Hoan - TNO
      Người dân ở Cửa Lò chằng chống lại quán xá ven bãi biển trước khi bão đổ bộ – Ảnh: Khánh Hoan – TNO.

      Do ảnh hưởng của bão, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế (bao gồm cả đảo Cồn Cỏ) có gió mạnh cấp 7, cấp 8, sau tăng lên cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12, cấp 13, giật cấp 14, cấp 15. Biển động dữ dội; khu vực Vịnh Bắc Bộ từ đêm nay (27/10) có gió mạnh cấp 7, cấp 8, sau tăng lên cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14. Biển động dữ dội.

      Bão số 8 di chuyển dọc ven biển trước khi vào đất liền nên các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Trị có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ từ sáng mai (28/10) có gió giật cấp 6, cấp 7.

      Khu vực phía đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to. Phía Tây Bắc Bộ và các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế, có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Ngoài ra do ảnh hưởng của bão kết hợp với thủy triều khu vực từ Thái Bình – Thanh Hóa có nước biển dâng cao từ 3 – 4m.


      Người dân ở Nghi Lộc di chuyển thuyền thúng lên cao để tránh bão - Ảnh: Khánh Hoan - TNO
      Người dân ở Nghi Lộc di chuyển thuyền thúng lên cao để tránh bão – Ảnh: Khánh Hoan – TNO.

      TPO

























      Source Article from http://www.tienphong.vn/xa-hoi/597510/Tin-bao-khan-cap-Mua-to-gio-giat-cap-6-8-tai-hang-loat-tinh-thanh-ven-bien-tpov.html



      Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

      Gà “đầu trọc” tràn vô thị trường - Thanh Niên


      Tình trạng nhập lậu gà thải loại từ Trung Quốc đã được báo động tại hội nghị về phòng chống nhập lậu gia cầm qua biên giới do Bộ NN-PTNT tổ chức sáng qua ở Hà Nội.

      Theo Cục phó Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng, gà lậu xâm nhập vào nội địa trải dài qua các tỉnh biên giới, từ Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng đến Quảng Ninh và Lạng Sơn. Nhiều nhất là qua cửa khẩu Chi Ma và Tân Thanh (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh).


       Gà

      Gà "đầu trọc" vẫn được bày bán công khai tại chợ Hà Vĩ – Ảnh: Anh Phạm

      70.000 – 100.000 tấn mỗi năm

      "Vào thời kỳ cao điểm, lượng gà thải loại nhập lậu qua Quảng Ninh có thể lên đến 100 – 200 tấn/ngày, qua Lạng Sơn ước tới 100 tấn/ngày. Bình quân mỗi năm, có khoảng 70.000 – 100.000 tấn gà đẻ thải loại từ Trung Quốc (TQ) nhập lậu vào nước ta. Bên cạnh đó, mỗi năm, các đầu nậu cũng đã tìm mọi cách để tuồn 15 – 30 triệu con gia cầm giống của TQ vào nội địa tiêu thụ", ông Trọng nói.

      Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gà "đầu trọc" (cách gọi gà TQ dựa theo đặc điểm của loại gà này – PV) ồ ạt nhập lậu vào nước ta là do chênh lệch giá rất cao. Hiện giá bán gà "đầu trọc" tại TQ chỉ 15.000 đồng/kg, đưa sang đến Móng Cái lên 30.000 – 35.000 đồng/kg, nếu đưa về sâu trong nội địa, giá bán tại chợ Hà Vĩ (Hà Nội) đã lên tới 65.000 – 70.000 đồng/kg, kẻ buôn lậu thu lợi rất cao. Cả các loại trứng và nội tạng gia cầm TQ cũng có giá rất thấp, thường được các đầu nậu đóng thùng và đông lạnh chuyển vào nước ta bán nhiều cho các quán ăn và chợ cóc.


       






      Phải nói thẳng, nói thật là các ngành chức năng làm không hết trách nhiệm

      Ông Đoàn Duy Ái, Chi cục trưởng Thú y tỉnh Quảng Ninh

      Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần nói, gà thải loại có hàm lượng dinh dưỡng thấp, đa phần là chất xơ, thậm chí có thể tồn dư một số chất độc hại. Theo ông Nguyễn Văn Trọng, các loại thực phẩm nhập lậu thường mất vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là đối với các loại nội tạng. Các lô hàng này thường là đã để quá lâu, có thể được bảo quản bằng hóa chất độc hại và nhiều lô đã bị phân hủy nhưng vẫn được các đầu nậu đưa đi chế biến, đưa vào các quán ăn, trường học và trên thực tế đã dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm.

      Tình trạng nhập lậu đã ảnh hưởng xấu đến người chăn nuôi, khiến họ thua lỗ do giá giảm. Có thời điểm người nuôi gà trong nước phải bán gà dưới giá thành. Tác hại nghiêm trọng khác là gà nhập lậu có nguy cơ lớn trong việc lây lan bệnh truyền nhiễm, nhất là cúm gia cầm. Từ năm 2003 đến nay, nhiều mẫu vi rút cúm gia cầm ở Việt Nam tương đồng với mẫu vi rút cúm gia cầm của TQ, chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía bắc.

      Chưa quyết liệt

      Một loạt các lý do đã được đại diện các địa phương nêu lên để "bào chữa" cho tình trạng nhập lậu gà TQ đang diễn ra một cách công khai nhưng lại không xử lý dứt điểm được. Ông Cấn Xuân Bình, quyền Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội, phân bua: "Hà Nội giáp với nhiều tỉnh thành, lực lượng mỏng, chế tài xử phạt còn chưa đủ sức răn đe, bắt được hàng, nhiều vụ chỉ có thể xử lý được người lái xe, không túm được chủ hàng, địa phương lại tốn tiền tiêu hủy. Có vụ, chúng tôi phải huy động lực lượng, bao gồm cả công an lên tới 100 người thì mới xử lý được 3 tấn gà nhập lậu". Theo ông Nguyễn Sinh Cung, PGĐ Sở NN-PTNT Cao Bằng, mức phạt 2 triệu đồng/lô hàng gia súc, gia cầm nhập lậu theo quy định hiện nay là quá thấp, không đủ sức răn đe.

      Ông Nông Ngọc Tăng, PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Lạng Sơn, khiến cả hội nghị bật cười khi nói rằng: "Khó khăn muôn thuở, không khắc phục được trong việc chống buôn lậu gia cầm là đường biên giới dài, lại có nhiều đường mòn, lối mở". Thứ trưởng Tần ngay lập tức ngắt lời: "Tôi không đề nghị các anh bắt các bà gánh gồng vài ba con gà qua các lối mở mà phải tập trung đánh vào các đầu nậu. Cách nói cách làm lâu nay chưa ổn, không hiệu quả. Cứ rải quân bắt từng ông khuân vác thì làm sao bắt hết được. Chúng ta biết rõ các đầu nậu, tại sao không làm, cứ đổ thừa lực lượng mỏng, vấn đề là các anh có dám làm hay không mà thôi. Tỉnh Quảng Trị đấy, trước kia buôn lậu gia súc qua tuyến biên giới trên địa bàn tỉnh họ diễn ra rất phức tạp nhưng họ quyết tâm vào cuộc, làm một cách nghiêm túc và quyết liệt nên đã dứt luôn đấy thôi". Ông Đoàn Duy Ái, Chi cục trưởng Thú y tỉnh Quảng Ninh, nói: "Phải nói thẳng, nói thật là các ngành chức năng làm không hết trách nhiệm. Tại sao gà lậu vẫn đi nghênh ngang ở Hạ Long, chạy một mạch từ Quảng Ninh về tới chợ Hà Vĩ. Có phải là do buông lỏng quản lý hay không?".

      Thứ trưởng Tần nói rằng, gà thải loại, thực phẩm bẩn xâm nhập vào nội địa khiến dân mình phải ăn toàn thứ bỏ đi. "Phải kiểm tra chủ động để có cảnh báo cho người tiêu dùng biết, ngăn chặn thực phẩm bẩn đầu độc người tiêu dùng nước nhà", ông Tần nói. Ông cũng yêu cầu các cục chức năng của Bộ, lãnh đạo các sở xốc lại đội hình để đối phó hiệu quả với tình trạng này.

      Quang Duẩn

      >> Xe tour chở gà lậu
      >> Phát hiện heo bệnh, gà thối đưa ra tiêu thụ
      >> Tiêu hủy 5 tạ thịt gà thối chờ đem đi tiêu thụ
      >> Gà 4 chân

      Source Article from http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121026/ga-dau-troc-tran-vo-thi-truong.aspx



      Nhiều lâm trường "chặn" đường mưu sinh của dân - Dân Trí


      Theo đó, ngày 29/8/2011, theo nguyện vọng của người dân, UBND xã Trường Sơn đã có tờ trình số 26/TTr-UBND trình UBND tỉnh, UBND huyện Quảng Ninh, các sở ngành có liên quan. Ngay sau đó, UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các ban ngành liên quan vào cuộc. Đến ngày 7/2/2012, UBND huyện Quảng Ninh đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo, tổ giúp việc kiểm tra phối hợp với Trung tâm Quy hoạch địa chính tỉnh rà soát trạng thái đất, rừng tại xã Trường Sơn.



      Thiếu đất trồng rừng nên đời sống của người dân xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh đang rất khó khăn


      Liên quan đến vấn đề người dân thiếu đất rừng sản xuất, ngày 25/10, Quỹ phát triển nông thôn và giảm nghèo huyện Quảng Ninh (RDPR) đã phối hợp với UBND xã Trường Sơn tổ chức "Hội thảo phổ biến thực trạng đất rừng và phương án giao đất giao rừng". Hội thảo có sự tham gia của ông Phạm Mậu Tài, Giám đốc RDPR, lãnh đạo UBND xã và tất cả các Trưởng bản, Bí thư chi bộ xã Trường Sơn.





      "UBND xã Trường Sơn cần phải kiểm tra số diện tích mà các đơn vị quản lý đã lấn chiếm đất rừng của bà con. Nếu số diện tích rừng trồng bị lấn chiếm đã đến tuổi khai thác thì xã cần phải đưa ra các biện pháp cụ thể, nhằm đốc thúc các lâm trường này khẩn trương khai thác và sớm giao lại cho bà con", một đại biểu ở thôn Long Sơn thẳng thắn đưa ra quan điểm.  


      Thiếu đất trồng rừng nên đời sống của người dân xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh đang rất khó khăn


      Trao đổi với Dân trí, ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Sơn cho biết, Trường Sơn là một xã miền núi đặc biệt khó khăn, xã có 970 hộ dân với hơn 4 ngàn nhân khẩu, trong đó người dân tộc Vân Kiều chiếm hơn 60%, tỷ lệ hộ nghèo của xã là 52%.  Hiện nay toàn xã có 159 hộ dân chưa được giao đất rừng và đất sản xuất.

      Từ việc thiếu đất sản xuất nên đời sống nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế chúng tôi kiến nghị với chính phủ, các cấp ban ngành cần sớm bổ sung, điều chỉnh các chính sách giao đất lâm nghiệp, đât sản xuất cho người dân trồng rừng kinh tế, từng bước sớm ổn định kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng biên dưới; đồng thời chính phủ cũng cần có những chính sách hỗ trợ trực tiếp cho đồng bào dân tộc trong việc trồng rừng sản xuất để nâng cao thu nhập, đảm bảo các vấn đề về an sinh xã hội ngày càng phát triển.

      Đặng Tài - Phú Đức

      Source Article from http://dantri.com.vn/c20/s20-655739/nhieu-lam-truong-chan-duong-muu-sinh-cua-dan.htm



      Quảng Ninh thu giữ gần 2 tấn pháo lậu - Đài Tiếng Nói Việt Nam


      Váo thời điểm trên, nhận được tin báo, tại cống số 1, trên bờ đê chắn sóng thuộc thôn 4, xã Hoàng Tân, thị xã Quảng Yên, có chiếc thuyền đang bốc dỡ hàng hóa lên xe ô tô có chứa hàng lậu.

      Ngay lập tức, Công an thị xã Quảng Yên triển khai lực lượng cùng Công an xã Hoàng Tân tiến hành kiểm tra. Tuy nhiên, do trời chưa sáng, lại ở địa bàn sông nước nên các đối tượng đã chạy thoát khi phát hiện ra cơ quan chức năng.

      Tại hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ một ô tô 16 chỗ, BKS 29B – 047.49 và gần 2 tấn pháo nổ có nguồn gốc do Trung Quốc sản xuất./.

        Source Article from http://vov.vn/Phap-luat/Quang-Ninh-thu-giu-gan-2-tan-phao-lau/231610.vov



        Quảng Ninh: Phát hiện gần 2 tạ chim quý đang “tuồn” sang Trung ... - Báo Giáo dục Việt Nam


        Ngày 25/10/2012, Đội tuần tra kiểm soát 1 – 4, Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an tỉnh Quảng Ninh trong khi làm nhiệm vụ tại km 200, trên quốc lộ 18 đoạn qua địa phận xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, quảng Ninh thì phát hiện xe tải mang BKS 99C – 01241 đang lưu thông hướng Hạ Long – Móng Cái có biểu hiện nghi vấn.�


        Khi đội tiến hành kiểm tra thì phát hiện trên xe có 180 kg chim cò bợ. Đây là loài chim hoang đã bị cấm săn bắt.


        Lái xe khai nhận là Nguyễn Văn Thành (SN 1974) trú tại TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đang trên đường vận chuyển số chim cò bợ trên ra Móng Cái để đưa sang Trung Quốc.


        Ngay sau khi phát hiện vụ việc, toàn bộ số chim cò bợ trên đã được đội tuần tra kiểm soát 1 – 4 bàn giao cho hạt kiểm lâm huyện Tiên Yên để xử lý.


        Hiện, vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ.

        Hưng Dương

        Source Article from http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Quang-Ninh-Phat-hien-gan-2-ta-chim-quy-dang-tuon-sang-Trung-Quoc/242411.gd



        Quảng Ninh: Bắt quả tang cán bộ giám sát công trình nhận hối lộ ... - Lao động







        Hôm qua (24.10), Cơ quan điều tra tỉnh Quảng Ninh đã bắt quả tang một cán bộ Ban quản lý công trình thành phố Cẩm Phả khi đang nhận hối lộ từ một doanh nghiệp trên địa bàn.

        Tin từ lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Ninh ngày 25.10, cho biết: Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ đã bắt quả tang, tạm giữ hình sự Nguyễn Quốc Kiên (sinh năm 1971, tại phường Cẩm Trung, TP. Cẩm Phả) trong khi đang nhận hối lộ của một doanh nghiệp trên địa bàn trước đó vào ngày 24.10.

        Nguyễn Quốc Kiên là cán bộ của Ban quản lý công trình TP. Cẩm Phả. Sau khi bị bắt quả tang, Cơ quan điều tra xác định là Kiên đã ép một doanh nghiệp trúng thầu thi công một số hạng mục công trình khu vui chơi tại 2 phường Cẩm Thủy và Cẩm Tây – thuộc dự án do Ban quản lý công trình thành phố Cẩm Phả làm chủ đầu tư.

        Đơn vị thi công trên đã hoàn thiện công trình nhận thầu và bị Kiên yêu cầu chung chi theo phần trăm giá trị công trình thanh toán.




        Source Article from http://laodong.com.vn/Phap-luat/Quang-Ninh-Bat-qua-tang-can-bo-giam-sat-cong-trinh-nhan-hoi-lo-155-trieu-dong/89069.bld



        Khởi tố vụ án CSGT bị tố cưỡng hiếp nữ giám đốc - Dân Trí


        Theo thông tin từ Công an tỉnh Quảng Ninh, ngày 24/10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết khởi tố vụ án "Hiếp dâm" để điều tra hành vi hiếp dâm một nữ giám đốc đối với ông Ngô Tuấn D., nguyên thiếu tá, cán bộ Phòng CSGT tỉnh Hải Dương. Sau khi dính "nghi án" hiếp dâm, ông D đã bị Công an tỉnh Hải Dương đã giáng cấp xuống đại úy, điều chuyển công tác về Công an huyện Thanh Hà từ 17/10.

        Trước đó, cơ quan công an đã nhận được đơn tố cáo của bà V.K.L, giám đốc một công ty TNHH ở xã Minh Tân – Kinh Môn – Hải Dương về việc bà bị ông Ngô Tuấn D. hãm hiếp ngay trên xe ô tô trong sân nhà nghỉ Hương Lan ở thôn Đạm Thủy, xã Thủy An, Đông Triều, Quảng Ninh vào chiều 29/8.

        Sau khiếp tiếp nhận đơn tố cáo của bà L, cùng với các căn cứ thu thập. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố vụ án, đồng thời tiến hành lấy lời khai từ bà L về sự việc.

        Theo tố cáo của bà L, do quen ông D. trong một lần vi phạm giao thông nên bà L và ông D chỉ có quan hệ xã giao. 2 người chỉ nói chuyện qua điện thoại và khi sự việc xảy ra, bà L mới gặp ông D lần thứ 2.

        Sau khi có đơn tố cáo của bà L, Công an tỉnh Hải Dương xác định thiếu tá D. vi phạm kỷ luật, bỏ ca trực trong giờ làm việc, uống rượu say, phát ngôn thiếu văn hóa nên đã ra quyết định giáng cấp từ thiếu tá xuống đại úy, hạ một bậc lương, điều chuyển công tác ông D. từ Phòng cảnh sát giao thông về Công an huyện Thanh Hà.

        Hiện sự việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra làm rõ.

        Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.

        Anh Thế 

        Source Article from http://dantri.com.vn/c170/s170-655236/khoi-to-vu-an-csgt-bi-to-cuong-hiep-nu-giam-doc.htm



        Giám đốc Sở Tư pháp Quảng Ninh "ngồi" trên pháp luật - Lao động


        Bất chấp pháp lý


        Theo bà Vũ Thị Hương: "Đòn trừng phạt này nhằm vào tôi bởi họ nghi tôi đã cung cấp  tài liệu về việc thành lập và làm ăn phi pháp của 2 phòng công chứng ở TP.Cẩm Phả và Uông Bí. Còn ông Trường thì do ông ấy đã góp ý gì đó với lãnh đạo ngành trong đợt học tập Nghị quyết Trung ương 4".


        Vụ việc được "châm ngòi" bằng bài viết trên một tờ báo ra ngày 2.8 về lá đơn tố cáo của bà Trần Thị Chiến về mối quan hệ bất chính, sinh ra hai đứa con giữa chồng bà – ông Nguyễn Hồng Trường (nguyên GĐ Sở Tư pháp Quảng Ninh, đã nghỉ hưu) với bà Vũ Thị Hương – Chánh Thanh tra sở.


        Lẽ ra, khi nhận đơn, việc làm đầu tiên là lãnh đạo Sở Tư pháp  phải mời bà Chiến hoặc chị Hương lên để xác minh hư thực của thông tin. Ngược lại, Phó GĐ Sở Tư pháp Ngô Quang Lợi đã vội trả lời báo chí (ngày 3.8), xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hai người.


        Thực tế, ngày 8.8, Sở Tư pháp Quảng Ninh nhận được đơn tố cáo của bà Chiến.


        Ngày 10.8, chị Hương nhận được thông báo của GĐ Phạm Thanh Phong, yêu cầu giải trình nội dung đơn tố cáo của bà Chiến.


        Ngày 22.8, bà Chiến được mời lên để xác minh. Rõ ràng, việc tung dư luận câu chuyện với báo chí là một "kịch bản" đã được sắp đặt từ trước.


        Cùng với việc làm này, GĐ sở Phạm Thanh Phong trực tiếp "chỉ huy" cuộc truy tìm sự thật về mối quan hệ giữa vị lãnh đạo tiền nhiệm với thuộc cấp của mình. Dù bà Hương đã đem giấy tờ chứng minh cuộc hôn nhân cũng như 2 đứa con của mình với người chồng cũ – anh Vũ Văn Tú, nhưng ông Phong vẫn liên tục yêu cầu chị Hương phải giải trình.


        Ngày 10.8, ông Phong ký quyết định thành lập tổ công tác để điều tra vụ việc. Ngày 16.8, ông Phong ký công văn gửi Tổ trưởng tổ 2, khu 7 B, P.Hồng Hải, TP.Hạ Long – nơi cư trú của bà Hương – đề nghị tổ dân phố họp nhận xét, đánh giá và cung cấp thông tin (nếu có) về các mối quan hệ, đạo đức, lối sống… của chị Hương. Việc làm này vừa sai về mặt pháp lý, vừa xúc phạm danh dự công dân. Kết cục, trong biên bản cuộc họp ngày 25.8, Tổ dân tổ 2 trả lời: "Không chứng kiến và không đủ căn cứ để xác nhận một điều nào trong đơn tố cáo của bà Chiến".


        Ngày 21.8, Cơ quan CSĐT- CA TP.Hạ Long có giấy triệu tập anh Vũ Văn Tú (chồng cũ của bà Hương) và chị Lê Thị Thanh Huyền (vợ hiện tại của anh Tú) để lấy lời khai…


        Ông Phong còn tự thảo văn bản đề nghị cơ quan điều tra cho xét nghiệm ADN đối với trường hợp chị Hương. May mà văn bản này chưa được gửi đi (!).


        "Họ không chỉ xúc phạm đến danh dự của tôi, can thiệp vào đời tư của vợ chồng tôi, mà còn làm tổn thương các con của tôi." – anh Tú bức xúc. Biến hôn nhân – một quan hệ dân sự – thành hình sự, có lẽ chỉ ông GĐ Sở Tư pháp mới dám làm (!).


        Quyết "diệt" cấp dưới!


        Rất nhiều khuất tất xung quanh ”ngón đòn” này. Ngay trong đơn tố cáo của bà Chiến gửi Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, chữ ký thì của bà Chiến, nhưng bút tích đề nơi gửi lại là của người khác.


        Điều nghi vấn này phần nào được giải đáp trong đơn tố ngược của chính bà Chiến đối với những người gợi ý bà viết đơn tố cáo về mối quan hệ bất chính giữa chồng bà và bà Vũ Thị Hương.


        Trong đơn này, bà Chiến cho biết: "Có người đến tận nhà gợi ý viết đơn để xử lý cô Hương, chứ anh Trường về hưu rồi không ai làm gì cả. Họ thảo sẵn và bảo tôi ký, nơi gửi họ tự điền vào".


        Cũng trong đơn này, bà Chiến thừa nhận "nội dung viết đơn tố cáo cô Hương là không có thật".


        Điều khó hiểu là, dù bà Chiến đã xin rút đơn tố cáo, nhưng ông Phong vẫn ra thông báo lần 3 (ngày 30.8), yêu cầu bà Hương giải trình nội dung đơn tố cáo.


        Càng khó hiểu hơn khi ông Phong đột ngột yêu cầu bà Hương "phải giải trình rõ việc cán bộ nào thuộc Thanh tra sở cung cấp tài liệu cho phóng viên một số cơ quan báo chí về những tình hình cần bảo mật thuộc nội bộ cơ quan", cho dù đơn tố cáo của bà Chiến không hề đề cập tới vấn đề này.


        Về phần mình, ông Nguyễn Hồng Trường cho biết: "Tôi chỉ có góp ý thẳng thắn một số vấn đề về quản lý sự nghiệp đối với lãnh đạo ngành. Không ngờ, họ lại hành xử như vậy".

        Source Article from http://laodong.com.vn/Phap-luat/Giam-doc-So-Tu-phap-Quang-Ninh-ngoi-tren-phap-luat/88821.bld



        Người nhà bệnh nhi tử vong vây bệnh viện - Tiền Phong Online



        Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN


        Địa chỉ: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội – Điện thoại: (84-4)39431250 /(84-4)39434341 – Fax: (84-4) 39430693
        – Email: online@tienphong.vn


        GPXB số 449/GP-BC cấp ngày 18/10/2004. CQCQ: Báo Tiền Phong, Cơ quan Trung ương
        của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

        Source Article from http://www.tienphong.vn/xa-hoi/597277/Nguoi-nha-benh-nhi-tu-vong-vay-benh-vien-tpp.html



        Quảng Ninh: Khai thác than trái phép vẫn phức tạp - cand.com




        Tin vắn ngày 26/10/2012 - cand.com


        Ngoài ra, Liên hoan còn có triển lãm "Di sản văn hóa hát then" trưng bày các hiện vật, hình ảnh, nhạc cụ, trang phục dùng cho hát then của các địa phương. Hội thảo "Bảo tồn, phát huy hát then trong giai đoạn hiện nay" cũng diễn ra vào dịp này. (Dạ Miên)

        * Theo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 30 hồ chứa nước đã và đang bị xuống cấp, thiếu an toàn trong mùa mưa lũ cần được quan tâm, ưu tiên sửa chữa. Trong đó, có 16 hồ chứa nước bị xuống cấp nghiêm trọng như: hồ Hóc Quăng, Cự Lễ, Giao Hội (huyện Hoài Nhơn), Hóc Tranh (huyện An Lão), Kim Sơn, Mỹ Đức, Đồng Quang, Hóc Mỹ (huyện Hoài Ân), Hội Khánh, Hố Trạnh, Núi Miếu (huyện Phù Mỹ), Hóc Xeo, Tân Lệ, Mỹ Thuận (huyện Phù Cát), Hóc Thánh (huyện Tây Sơn) và Suối Mây (huyện Vân Canh), với những hiện trạng hư hỏng chung như thẩm lậu qua đập đất, thấm theo mang cống, cống lấy nước bị lún, lệch, xói lở mái đập thượng hạ lưu…

        UBND tỉnh Bình Định đã yêu cầu ngành Nông nghiệp tỉnh phối hợp với các địa phương, đơn vị quản lý hồ có phương án, kế hoạch bảo vệ các hồ chứa bị xuống cấp… (Hoàng Nguyên)

        * Ngày 24/10, Ban chỉ đạo diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ rừng (PCCCR-BVR) tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng thị xã Phúc Yên mùa khô năm 2012. Vĩnh Phúc có 33.055ha rừng, trong đó tập trung ở dãy núi Tam Đảo. Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, tình trạng cháy rừng vẫn xảy ra ở một số địa phương trên địa bàn Vĩnh Phúc gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội, tài nguyên, môi trường… Cuộc diễn tập tại thị xã Phúc Yên được triển khai 2 giai đoạn (diễn tập cơ chế và diễn tập thực binh). (Khương Duy)

        * Huyện ủy Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh vừa xử lý kỷ luật đối với các ông Nguyễn Công Thận – Bí thư Đảng uỷ xã; Vi Văn Phong, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã Minh Cầm do thiếu buông lỏng quản lý, để một số đối tượng xâm lấn đất rừng trái phép. Riêng ông Vi Văn Phong, ngoài hình thức kỷ luật Đảng còn bị cách chức Chủ tịch UBND xã. Huyện ủy Ba Chẽ cũng thống nhất cảnh cáo về Đảng, khiển trách về chính quyền đối với 3 ông: Vi Đức Sinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã; Lộc Văn Chung, Phó Chủ tịch HĐND và Bàn Văn Ba, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Cầm. (L.M.Triết)

        * Ngày 27/10, cuộc thi Robotics quốc tế dành cho trẻ em – giải thưởng tuổi trẻ kỹ thuật số (DYA) sẽ được khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội). Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai cuộc thi. Năm nay, cuộc thi thu hút 54 đội tham gia đến từ các nước: Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Việt nam. Robotics chính thức bắt đầu từ năm 2006 do Tập đoàn Eduspec khởi xướng, nhằm tạo cơ hội cho những trẻ em đam mê công nghệ. Chủ đề của cuộc thi năm nay là "Deep Blue" (Khám phá biển sâu) với hai chủ đề nhỏ là "Oceanus" cho các đội từ 7 đến 9 tuổi và "Triton" cho các đội từ 9 đến 13 tuổi. Năm 2011, lần đầu tiên tham gia Robotics, Việt Nam đã đoạt giải tiềm năng (đạt 850/1.000 điểm) (H. Ly)

        Source Article from http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2012/10/183778.cand