Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Cẩm Phả không bắn pháo hoa dịp Tết, dành tiền xây trụ sở Hội Người mù


Mặc dù đã đăng ký với UBND tỉnh về việc tổ chức bắn pháo hoa chào Xuân Quý Tỵ 2013, nhưng TP Cẩm Phả vừa quyết định dừng không bắn pháo hoa, dành số tiền 500 triệu đồng để xây dựng trụ sở Hội Người mù thành phố.

TP Cẩm Phả không bắn pháo hoa dịp Tết N
TP Cẩm Phả không bắn pháo hoa dịp Tết.

Trước đó, TP Cẩm Phả  và 10 địa phương khác gồm: Móng Cái, Hạ Long, Uông Bí, Đông Triều, Cô Tô, Hoành Bồ, Đầm Hà, Hải Hà, Vân Đồn, Bình Liêu đã đăng ký với tỉnh tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp mừng Xuân Quý Tỵ 2013.

Do tình hình kinh tế năm 2013 dự báo sẽ khó khăn, thành phố đã quyết định chuyển số tiền xã hội hóa bắn pháo hoa (500 triệu đồng) sang xây dựng trụ sở Hội Người mù thành phố.

Được biết, để tạo không khí vui Xuân, đón Tết cho nhân dân, TP Cẩm Phả sẽ tổ chức 8 cụm biểu diễn văn nghệ vào tối các ngày Tết. Đồng thời các hoạt động như: Cờ người, chọi chim, biểu diễn võ thuật, giao hữu bóng đá, bóng bàn, cầu lông cũng được thành phố tổ chức dịp Tết Quý Tỵ 2013.

Thành Công



Khẩn trương ngăn chặn hàng nhái


Ông Trịnh Văn Ngọc, Trưởng phòng Chống hàng giả, Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) cho biết ngay hôm 30.1, khi Báo Thanh Niên đăng bài Hàng nhái ngập Móng Cái, Cục Quản lý thị trường (QLTT) đã phát văn bản yêu cầu QLTT Quảng Ninh khẩn trương xác minh làm rõ, đồng thời chỉ đạo các đội QLTT trên toàn tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông để kịp thời phát hiện, ngăn chặn.

 

Hiện có tình trạng lực lượng nào cũng đổ tại khó khăn, thiếu phương tiện để biện minh cho một số cán bộ, cơ quan chống hàng lậu lại "mắt nhắm mắt mở" cho hàng lậu chui qua hòng tư lợi

Ông Vũ Vinh Phú
Nguyên Phó ban Chống buôn lậu
và gian lận thương mại TP.Hà Nội

Cục QLTT cũng yêu cầu Chi cục QLTT Quảng Ninh phối hợp chặt chẽ với các lực lượng biên phòng, hải quan và công an, chính quyền sở tại nắm bắt tình hình, đặc biệt là làm rõ các đường dây, ổ nhóm, quy luật hoạt động, triển khai đồng bộ các biện pháp, trường hợp vượt khả năng, quá thẩm quyền báo cáo với UBND các cấp, các cơ quan có thẩm quyền xem xét.

Trong ngày hôm qua 31.1, sau khi Báo Thanh Niên đăng tiếp bài Hàng nhái áp sát thủ đô, Cục QLTT cũng đã có công văn gửi Chi cục QLTT Hà Nội và các địa phương dọc tuyến như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên… yêu cầu kiểm tra, xử lý các trường hợp báo phản ánh.

Tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn ngập các địa phương biên giới như Móng Cái đã tồn tại từ nhiều năm nay, nhưng không được xử lý triệt để. Có phải do sự buông lỏng, thiếu quyết liệt của lực lượng QLTT?

Để tình trạng này tồn tại kéo dài do chính quyền địa phương ở đó chưa quyết liệt. Cơ sở không quyết liệt thì Cục có ra nhiều văn bản chỉ đạo cũng rất khó hiệu quả. Khi Báo Thanh Niên nêu, Cục QLTT đã có chỉ đạo ngay tới Chi cục QLTT Quảng Ninh, nhưng từ đây xuống Móng Cái phải mấy trăm cây số, lại phải mất thời gian xuống đôn đốc, nắm tình hình. Các địa phương có đủ lực lượng chức năng nhưng không nắm bắt được tình hình, đến mức độ phải để báo nêu thì chứng tỏ trách nhiệm thuộc chính quyền địa phương đó.

Ông Trịnh Văn Ngọc
Ông Trịnh Văn Ngọc

Nhưng ngay tại Hà Nội hàng giả hàng nhái vẫn tràn ngập các chợ Ninh Hiệp, Đồng Xuân mà không bị xử lý?

Chợ Ninh Hiệp hay chợ Đồng Xuân đều là các chợ đầu mối liên quan đến hoạt động thương mại của TP.Hà Nội. Công tác kiểm tra phải gắn với phát triển kinh tế của quận, huyện và của chung thành phố. Chính quyền sở tại trong quá trình điều tra cơ bản vẫn tính đến lợi ích địa phương như nguồn thu thuế, phát triển kinh tế của quận Hoàn Kiếm, xã Ninh Hiệp nên chưa quyết liệt, chưa hiệu quả.

Hàng giả, hàng nhái tuồn từ biên giới về sâu trong nội địa, qua mặt được cả hải quan, công an kinh tế, QLTT, có phải do sự phối hợp giữa các lực lượng chưa tốt?

Công tác đấu tranh chống hàng lậu, hàng giả là việc chung của các cấp, các ngành từ bộ đội biên phòng, hải quan, cảnh sát cửa khẩu. Vào trong nội địa có vai trò của QLTT và các bộ, ngành quản lý như chất lượng hàng hóa là Bộ KH-CN, QLTT chỉ kiểm tra lưu thông thôi. Nên nếu không có sự phối hợp quyết liệt, ngăn chặn ngay biên giới thì rất khó. Lực lượng QLTT chỉ có 5.000 người trên địa bàn toàn quốc, cứ nói hàng giả là trách nhiệm QLTT là không đúng. Vì chống hàng giả trong khâu lưu thông nòng cốt là QLTT, còn trách nhiệm đấu tranh là các bộ, ngành và chính quyền địa phương, đặc biệt các địa phương đều có Ban Chỉ đạo 127.

Khẩn trương ngăn chặn hàng nhái
Lực lượng hải quan ở Lạng Sơn giăng dây thép gai, mắc nhà bạt chốt chặn 24/24 để chống hàng lậu – Ảnh: Nguyễn Đức

Hiện nay hàng giả, nhái từ biên giới, nhất là từ Trung Quốc tràn vào, khi đã vào sâu nội địa, công tác kiểm soát vất vả hơn nhiều. Khó khăn của QLTT là lực lượng mỏng, trong toàn quốc mới có 12 đội chuyên trách chống hàng giả trên 63 chi cục. Chống hàng giả sơ bộ năm nay đã xử lý được 11.000 vụ việc, xử phạt hành chính khoảng 50 – 60 tỉ đồng, đây là kết quả ấn tượng, nhưng so với nhiệm vụ được giao và tình hình thực tiễn mới chỉ đáp ứng được một phần.

Báo Thanh Niên đã đề cập đến vấn đề rất nhức nhối

Trao đổi với Thanh Niên, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Phó ban Chống buôn lậu và gian lận thương mại TP.Hà Nội, hiện là Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội, cho rằng: "Báo Thanh Niên đã đề cập đến vấn đề rất nhức nhối, làm xáo trộn thị trường trong thời gian qua. Thị trường tự do đang bị buông lỏng một cách hết sức nguy hiểm. Hàng giả, hàng nhái tràn lan nhưng điều nguy hiểm là cả người bán người mua, thậm chí cả lực lượng chức năng như QLTT, cảnh sát kinh tế, thuế vụ… đều coi là chuyện bình thường. Ngay như ở chợ Đồng Xuân, hàng quần jeans ở phố Thợ Nhuộm, quần áo ở Trần Nhân Tông, vải ở Ninh Hiệp, Phùng Khắc Khoan… có tới hơn 90% là hàng Trung Quốc nhái các thương hiệu nổi tiếng nhưng không lực lượng nào dẹp bỏ.

Những đầu nậu buôn bán hàng nhái từ Trung Quốc là những người đang làm hại nền kinh tế VN, nên cần phải nghiêm trị những đối tượng này để làm gương cho người khác.

Những cán bộ đứng đầu cơ quan tham mưu đề ra chính sách có kẽ hở, bất cập tạo điều kiện cho buôn lậu và gian lận thương mại cũng cần phải bị xử lý kỷ luật, không cất nhắc vào các vị trí cao hơn.

Hiện có tình trạng lực lượng nào cũng đổ tại khó khăn, thiếu phương tiện để biện minh cho một số cán bộ, cơ quan chống hàng lậu lại "mắt nhắm mắt mở" cho hàng lậu chui qua hòng tư lợi. Bộ Công thương cần đề ra quy định, nếu địa bàn nào có hàng giả, hàng nhái bày bán công khai bị phát hiện thì người đứng đầu đội QLTT ở khu vực đó phải bị xử lý kỷ luật, thậm chí buộc thôi việc.

Káp Long (ghi)

Mai Hà
(thực hiện)



Đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ


Nhân kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3-2 (1930-2013), sáng 1-2, đoàn đại biểu Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh và TP Hạ Long do đồng chí Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy dẫn đầu đã tới đặt vòng hoa, dâng hương tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ TP Hạ Long và tượng đài đồng chí Vũ Văn Hiếu.

Đoàn đại biểu đặt vòng hoa, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm TP Hạ Long.
Đoàn đại biểu đặt vòng hoa, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm TP Hạ Long.

Ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh quyết tâm đoàn kết, tự lực, tự cường, thi đua lao động sáng tạo, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng, góp phần xây dựng tỉnh ngày càng giàu mạnh.

Đoàn đại biểu dành phút tưởng nhớ công ơn các anh hùng liệt sỹ
Đoàn đại biểu tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ.

Minh Thu



Dự án cầu Nhật Tân chậm tiến độ: 200 tỉ đồng không phải là tiền bồi thường


Đại sứ Nhật Y.Tanizaki khẳng định chậm trễ trong thực thi dự án cầu Nhật Tân chỉ là trường hợp đơn lẻ và sẽ không ảnh hưởng đến dòng vốn ODA mà Chính phủ Nhật Bản cấp cho Việt Nam trong năm tài khóa 2013, bắt đầu từ tháng 3 tới.

Ngày 31.1, Nhật Bản đã ký dự án viện trợ không hoàn lại để xây dựng và mở rộng Trung tâm nuôi dưỡng, dạy nghề cho người khuyết tật, trẻ mồ côi và người nhiễm chất độc da cam "Vì ngày mai tươi sáng" tại tỉnh Bắc Giang, với số tiền viện trợ 118.249USD. Khoản viện trợ này sẽ góp phần cải thiện môi trường dạy nghề tại trung tâm, qua đó thúc đẩy tình hữu nghị giữa hai nước Nhật Bản – Việt Nam.

Sự chậm trễ ở dự án cầu Nhật Tân chỉ là trường hợp đơn lẻ.
Sự chậm trễ ở dự án cầu Nhật Tân chỉ là trường hợp đơn lẻ.

Hiện trung tâm "Vì ngày mai tươi sáng" có 50 học sinh và là trung tâm nuôi dưỡng và dạy nghề cho người khuyết tật, trẻ mồ côi và người nhiễm chất độc da cam duy nhất hoạt động theo hình thức này.

Trao đổi với PV Lao Động, Đại sứ Nhật cho biết có một số dự án ODA của Nhật về xây dựng cơ sở hạ tầng cho Việt Nam bị kéo lùi thời hạn do vấn đề giải phóng mặt bằng. Theo ông, việc Cty xây dựng Nhật Bản Tokyu đề nghị Việt Nam trả 200 tỉ đồng do chậm thực thi dự án cầu Nhật Tân không phải là "tiền bồi thường", mà là những chi phí phát sinh cần thanh toán do chậm tiến độ.

Đại sứ Tanizaki cho biết, cho đến nay, hai nước đã thiết lập cơ chế để có thể cùng ngồi và bàn thảo về việc khắc phục những chậm trễ của các dự án ODA.

Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam Tsuno Motonori hôm 30.1 xác nhận một số dự án ODA có phát sinh vấn đề không hiệu quả, như giải phóng mặt bằng khi bắt đầu dự án và thủ tục mua sắm tiến hành chậm. Vì vậy, dự án cho đến khi hoàn tất đã mất nhiều thời gian hơn so với dự kiến. Song, ông cho rằng Việt Nam vẫn được đánh giá là nước tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA đạt hiệu quả cao, so với nhiều nước khác mà JICA đang hỗ trợ.

"Chúng tôi hy vọng Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục sử dụng hợp lý và hiệu quả ODA trong thời gian tới, dựa trên những bài học và kinh nghiệm có được trong thời gian vừa qua" – ông Monotori phát biểu.

Trong 20 năm qua, Nhật Bản luôn là nước viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, với tổng số tiền 1.914,9 tỉ yên (khoảng 21 tỉ USD) gồm cả vốn vay ODA và viện trợ không hoàn lại. Khoảng 5.000 chuyên gia Nhật Bản, 500 tình nguyện viên Nhật Bản đã tham gia thúc đẩy hợp tác kỹ thuật tại Việt Nam, và 18.000 cán bộ Việt Nam được đào tạo tại Nhật.

"Trong hợp tác ODA Nhật Bản hỗ trợ cho các nước đang phát triển, hợp tác với Việt Nam có quy mô lớn nhất và Việt Nam cũng là đối tác quan trọng nhất của Nhật Bản về ODA" – ông Monotori nói.

Theo Lao động



Bộ tư lệnh vùng 1 Hải quân thăm, tặng quà tết cán bộ, chiến sỹ đảo Trần và đảo Trà Bản


Trong 2 ngày 30 và 31- 1, Đoàn công tác Bộ tư lệnh vùng 1 Hải quân đã ra thăm, tặng quà Tết cho cán bộ, chiến sỹ đảo Trần (huyện Cô Tô) và đảo Trà Bản (xã Bản Sen, huyện Vân Đồn).

Đoàn đã đến thăm, tặng quà tết cán bộ, chiến sỹ đồn Biên phòng số 6 và lực cán bộ chiến sỹ các đơn vị làm nhiệm vụ trên đảo Trần và đảo Trà Bản.

Tại các nơi đến thăm, lãnh đạo Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân chúc cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên 2 đảo làm tốt công tác sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng biển đảo quê hương.

Cán bộ
Vận chuyển quà từ tàu lên đảo Trà Bản, xã  Bản Sen, huyện Vân Đồn.
Thăm và tặng quà cán bộ xã Bản Sen
Đại tá Vũ Đình Duẩn, Phó Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân tặng quà Tết cho cán bộ xã Bản Sen, huyện Vân Đồn.
Cán bộ, chiến sĩ mang quà lên đảo Trần
Chuyển quà lên đảo Trần, huyện Cô Tô.

Đại tá Nguyễn Quốc Văn, Chủ nhiệm chính trị Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân tặng quà Tết cho cán bộ, chiến sỹ Trên đảo Trà Bản.


hhh
Các cán bộ, chiến sĩ hải quân chia tay đoàn công tác.

Lưu Linh
 



Bộ tư lệnh vùng 1 Hải quân thăm, tặng quà tết cán bộ, chiến sỹ đảo Trần và đảo Trà Bản


Trong 2 ngày 30 và 31- 1, Đoàn công tác Bộ tư lệnh vùng 1 Hải quân đã ra thăm, tặng quà Tết cho cán bộ, chiến sỹ đảo Trần (huyện Cô Tô) và đảo Trà Bản (xã Bản Sen, huyện Vân Đồn).

Đoàn đã đến thăm, tặng quà tết cán bộ, chiến sỹ đồn Biên phòng số 6 và lực cán bộ chiến sỹ các đơn vị làm nhiệm vụ trên đảo Trần và đảo Trà Bản.

Tại các nơi đến thăm, lãnh đạo Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân chúc cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên 2 đảo làm tốt công tác sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng biển đảo quê hương.

Cán bộ
Vận chuyển quà từ tàu lên đảo Trà Bản, xã  Bản Sen, huyện Vân Đồn.
Thăm và tặng quà cán bộ xã Bản Sen
Đại tá Vũ Đình Duẩn, Phó Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân tặng quà Tết cho cán bộ xã Bản Sen, huyện Vân Đồn.
Cán bộ, chiến sĩ mang quà lên đảo Trần
Chuyển quà lên đảo Trần, huyện Cô Tô.

Đại tá Nguyễn Quốc Văn, Chủ nhiệm chính trị Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân tặng quà Tết cho cán bộ, chiến sỹ Trên đảo Trà Bản.


hhh
Các cán bộ, chiến sĩ hải quân chia tay đoàn công tác.

Lưu Linh
 



Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2013


Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật phòng, chống tham nhũng có hiệu lực; chính sách vay vốn sản xuất với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; quy định mới về đào tạo liên thông; chỉ thành lập Phòng công chứng nếu không phát triển được Văn phòng công chứng… là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2013.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật phòng, chống tham nhũng có hiệu lực

Có hiệu lực kể từ ngày 1/2/2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật phòng, chống tham nhũng tập trung sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể như tiếp tục mở rộng và tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, đặc biệt là về các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao; hoàn thiện các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập theo hướng thực chất hơn giúp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng; trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước về quyết định, hành vi của mình khi có yêu cầu từ phía các đối tượng bị tác động trực tiếp; trách nhiệm của người đứng đầu trong việc áp dụng các biện pháp tạm thời đối với cán bộ, công chức, viên chức khi có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng để xác minh, làm rõ; sửa đổi các quy định có liên quan đến Ban chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng theo tinh thần Kết luận của Hội nghị Trung ương 5 khóa XI.

Ở Trung ương, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được thành lập trực thuộc Bộ Chính trị do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban để đảm bảo sự thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng đối với toàn bộ hệ thống chính trị trong phòng, chống tham nhũng.

Chính sách vay vốn sản xuất với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 54/2012/QĐ-TTg ban hành chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 – 2015, thay thế các Quyết định 32/2007/QĐ-TTg và 126/2008/QĐ-TTg.

Đối tượng được vay vốn là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (kể cả các hộ có vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số) sống ở các xã (phường, thị trấn) thuộc vùng khó khăn quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ, có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng từ 50% trở xuống so với chuẩn hộ nghèo theo quy định hiện hành; có phương án sản xuất nhưng thiếu hoặc không có vốn sản xuất.

Các hộ đủ điều kiện có thể vay vốn một hoặc nhiều lần với tổng mức vay không quá 8 triệu đồng/hộ mà không phải dùng tài sản để bảo đảm tiền vay và được miễn lệ phí làm thủ tục hành chính trong việc vay vốn. Như vậy, tổng mức vay theo quy định mới sẽ tăng hơn 3 triệu đồng/hộ so với mức quy định tại Quyết định 32/2007/QĐ-TTg (5 triệu đồng/hộ).

Lãi suất cho vay bằng 0,1%/tháng, tương ứng với 1,2%/năm.

Thời hạn cho vay được căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của hộ vay nhưng tối đa không quá 5 năm.

Niêm yết công khai quyết định giải thể doanh nghiệp

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, trong đó bổ sung quy định phải niêm yết công khai quyết định giải thể doanh nghiệp.

Cụ thể, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp theo quy định, doanh nghiệp phải sao gửi quyết định giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải niêm yết công khai quyết định giải thể doanh nghiệp tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp và đăng ký quyết định này trên Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Hỗ trợ tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động 8 triệu đồng/xã/năm

Theo chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2013 – 2020 được Thủ tướng phê duyệt, hỗ trợ tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động về các xã nghèo; thôn, bản đặc biệt khó khăn là 8 triệu đồng/xã/năm; 3 triệu đồng/thôn, bản/năm.

Hỗ trợ 6 triệu đồng/xã/năm; 2 triệu đồng/thôn, bản/năm để thành lập, củng cố và tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại các xã nghèo; thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Việc biên soạn, in ấn, phát hành miễn phí tờ gấp pháp luật, cẩm nang pháp luật và các tài liệu pháp luật khác; thu và sao băng cát-xét, đĩa CD bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số được hỗ trợ 2 triệu đồng/xã/năm; 500 nghìn đồng/thôn, bản/năm.

Bên cạnh đó, hỗ trợ 3 triệu đồng/xã/lần (2 lần/8 năm); 1 triệu đồng/thôn, bản/lần (2 lần/8 năm) để đặt Bảng thông tin, Hộp tin về trợ giúp pháp lý tại trụ sở Ủy ban nhân dân, Trung tâm bưu điện, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa, Đồn Biên phòng đóng trên địa bàn các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Cung cấp Báo Pháp luật Việt Nam cho Ủy ban nhân dân và Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý các xã nghèo theo giá phát hành của Báo Pháp luật Việt Nam.

Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2013.

Chỉ thành lập Phòng công chứng nếu không phát triển được Văn phòng công chứng

Nghị định 04/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng vừa được Chính phủ ban hành sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/2/2013.

Theo Nghị định, việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng, bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng phải tuân theo Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Khuyến khích thành lập các Văn phòng công chứng. Chỉ thành lập Phòng công chứng trong trường hợp không phát triển được Văn phòng công chứng. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tạo điều kiện và hỗ trợ cho việc thành lập và phát triển các Văn phòng công chứng ở những địa bàn khó khăn.

UBND cấp tỉnh xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên cơ sở bảo đảm sự công khai, minh bạch, phù hợp với quy hoạch, khuyến khích phát triển các Văn phòng công chứng có nhiều công chứng viên, có cơ sở vật chất, bộ máy hoạt động và đội ngũ công chứng viên, nhân viên lành nghề.

Mức thu phí công chứng được áp dụng thống nhất đối với Phòng công chứng và Văn phòng công chứng trong phạm vi toàn quốc.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp quy định mức thu, chế độ quản lý, sử dụng phí công chứng.

Quy định thanh tra về tuyển dụng, quản lý công chức, viên chức

Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 09/2012/TT-BNV quy định quy trình, nội dung thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức, hiệu lực từ ngày 1/2/2013.

Theo đó, khi thanh tra việc tuyển dụng công chức, sẽ tiến hành thanh tra từ việc thông báo thi tuyển, xét tuyển công chức; tiếp nhận hồ sơ dự thi, hồ sơ xét tuyển; việc đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của hồ sơ dự thi tuyển, xét tuyển.

Nội dung thanh tra tuyển dụng công chức gồm cả về việc tổ chức thi và chấm thi tuyển, xét tuyển công chức; thời hạn nhận việc và xếp lương, chế độ tập sự…

Theo Thông tư, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ, Giám đốc Sở Nội vụ, Chánh Thanh tra Sở Nội vụ có thẩm quyền ký quyết định thanh tra và chỉ đạo ban hành quyết định thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức trong thời hạn quy định của pháp luật.

Quy trình thanh tra bao gồm 3 bước: Chuẩn bị thanh tra, tiến hành và kết thúc thanh tra. Trong đó, trước khi đưa ra quyết định thanh tra, trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ, Giám đốc Sở Nội vụ, Chánh Thanh tra Sở Nội vụ căn cứ vào yêu cầu của cuộc thanh tra để quyết định việc khảo sát, nắm tình hình đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra; sau đó, căn cứ báo cáo kết quả khảo sát, nắm tình hình (nếu có) và chương trình kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt để quyết định thanh tra.

Người ra quyết định thanh tra ban hành kết luận thanh tra trong thời gian chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra; có trách nhiệm tổ chức việc công bố kết quả thanh tra.

Miễn tiền thuê đất xây bãi đỗ xe của DN vận tải hành khách công cộng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định 55/2012/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định 62/2009/QĐ-TTg ngày 20/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn tiền thuê đất để xây dựng trạm bảo dưỡng, sửa chữa, bãi đỗ xe của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách công cộng.

Theo Quyết định 62/2009/QĐ-TTg, doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã được Nhà nước cho thuê đất để kinh doanh vận tải hành khách công cộng tại các quận, thành phố, thị xã thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được miễn tiền thuê đất cho toàn bộ thời gian thuê đất đối với diện tích để xây dựng trạm bảo dưỡng, sửa chữa, bãi đỗ xe (bao gồm cả khu bán vé, khu quản lý điều hành, khu phục vụ công cộng) phục vụ cho hoạt động vận tải hành khách công cộng.

Tại Quyết định 55/2012/QĐ-TTg bổ sung quy định: Riêng đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, việc miễn tiền thuê đất theo quy định nêu trên được áp dụng đối với mọi địa bàn mà không bị giới hạn trong phạm vi tại các quận, thành phố, thị xã thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Quyết định cũng nêu rõ, đối với diện tích đất không sử dụng vào mục đích nêu trên (nếu có) phải nộp tiền thuê theo quy định hiện hành.

Khai báo y tế tại các cửa khẩu để phòng bệnh truyền nhiễm

Bộ Y tế ban hành Thông tư 32/2012/TT-BYT quy định về khai báo y tế đối với người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu Việt Nam.

Theo đó, việc công bố thời điểm bắt đầu áp dụng hoặc chấm dứt việc khai báo y tế tại các cửa khẩu phải dựa trên một hoặc toàn bộ các điều kiện như: Quyết định công bố/chấm dứt dịch bệnh truyền nhiễm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; Văn bản thông báo về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra (hoặc đã được loại trừ) ở nước ngoài hoặc yếu tố  nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng do Bộ Y tế ban hành.

Việc áp dụng hạn chế khai báo y tế áp dụng trong trường hợp dịch bệnh truyền nhiễm hoặc yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng vẫn đang xảy ra nhưng đã được khống chế về phạm vi hoặc đối tượng. Việc công bố thời điểm áp dụng hạn chế khai báo y tế phải dựa vào văn bản thông báo dịch bệnh truyền nhiễm hoặc yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng đã được khống chế do Bộ Y tế ban hành.

Người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu Việt Nam sẽ nhận tờ khai y tế trên tàu bay, tàu thuyền, đại lý hàng hải, công ty du lịch hoặc nhân viên hướng dẫn du lịch ở trong nước và nước ngoài; tại khu vực dành cho khai báo y tế ở các cửa khẩu Việt Nam; tại các cửa khẩu nước xuất cảnh hoặc truy cập vào trang thông tin điện tử của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế Việt Nam theo địa chỉ www.ytdp.cimsi.org.vn, vào mục Kiểm dịch y tế biên giới để lấy tờ khai y tế.

Quy định mới về đào tạo liên thông

Theo Thông tư 55/2012/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 7/2/2013, đối với tuyển sinh đào tạo liên thông hình thức chính quy, người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng sau thời hạn 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ cao đẳng hoặc đại học phải dự thi 3 môn gồm: một môn cơ bản, một môn cơ sở ngành và một môn chuyên ngành (hoặc thực hành nghề). Cơ sở giáo dục đại học tự ra đề thi và xác định điểm trúng tuyển.

Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ cao đẳng hoặc đại học phải dự thi tuyển các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hằng năm.

Còn đối với tuyển sinh đào tạo liên thông hình thức vừa làm vừa học, người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng sau thời hạn 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ cao đẳng hoặc đại học phải dự thi 3 môn: Một môn cơ bản, một môn cơ sở ngành và một môn chuyên ngành (hoặc thực hành nghề). Cơ sở giáo dục đại học tự ra đề thi và xác định điểm trúng tuyển.

Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp tính đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ cao đẳng hoặc đại học phải dự thi các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học hình thức vừa làm vừa học.

Theo chinhphu.vn



Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2013


Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật phòng, chống tham nhũng có hiệu lực; chính sách vay vốn sản xuất với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; quy định mới về đào tạo liên thông; chỉ thành lập Phòng công chứng nếu không phát triển được Văn phòng công chứng… là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2013.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật phòng, chống tham nhũng có hiệu lực

Có hiệu lực kể từ ngày 1/2/2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật phòng, chống tham nhũng tập trung sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể như tiếp tục mở rộng và tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, đặc biệt là về các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao; hoàn thiện các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập theo hướng thực chất hơn giúp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng; trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước về quyết định, hành vi của mình khi có yêu cầu từ phía các đối tượng bị tác động trực tiếp; trách nhiệm của người đứng đầu trong việc áp dụng các biện pháp tạm thời đối với cán bộ, công chức, viên chức khi có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng để xác minh, làm rõ; sửa đổi các quy định có liên quan đến Ban chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng theo tinh thần Kết luận của Hội nghị Trung ương 5 khóa XI.

Ở Trung ương, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được thành lập trực thuộc Bộ Chính trị do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban để đảm bảo sự thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng đối với toàn bộ hệ thống chính trị trong phòng, chống tham nhũng.

Chính sách vay vốn sản xuất với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 54/2012/QĐ-TTg ban hành chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 – 2015, thay thế các Quyết định 32/2007/QĐ-TTg và 126/2008/QĐ-TTg.

Đối tượng được vay vốn là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (kể cả các hộ có vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số) sống ở các xã (phường, thị trấn) thuộc vùng khó khăn quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ, có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng từ 50% trở xuống so với chuẩn hộ nghèo theo quy định hiện hành; có phương án sản xuất nhưng thiếu hoặc không có vốn sản xuất.

Các hộ đủ điều kiện có thể vay vốn một hoặc nhiều lần với tổng mức vay không quá 8 triệu đồng/hộ mà không phải dùng tài sản để bảo đảm tiền vay và được miễn lệ phí làm thủ tục hành chính trong việc vay vốn. Như vậy, tổng mức vay theo quy định mới sẽ tăng hơn 3 triệu đồng/hộ so với mức quy định tại Quyết định 32/2007/QĐ-TTg (5 triệu đồng/hộ).

Lãi suất cho vay bằng 0,1%/tháng, tương ứng với 1,2%/năm.

Thời hạn cho vay được căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của hộ vay nhưng tối đa không quá 5 năm.

Niêm yết công khai quyết định giải thể doanh nghiệp

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, trong đó bổ sung quy định phải niêm yết công khai quyết định giải thể doanh nghiệp.

Cụ thể, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp theo quy định, doanh nghiệp phải sao gửi quyết định giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải niêm yết công khai quyết định giải thể doanh nghiệp tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp và đăng ký quyết định này trên Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Hỗ trợ tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động 8 triệu đồng/xã/năm

Theo chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2013 – 2020 được Thủ tướng phê duyệt, hỗ trợ tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động về các xã nghèo; thôn, bản đặc biệt khó khăn là 8 triệu đồng/xã/năm; 3 triệu đồng/thôn, bản/năm.

Hỗ trợ 6 triệu đồng/xã/năm; 2 triệu đồng/thôn, bản/năm để thành lập, củng cố và tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại các xã nghèo; thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Việc biên soạn, in ấn, phát hành miễn phí tờ gấp pháp luật, cẩm nang pháp luật và các tài liệu pháp luật khác; thu và sao băng cát-xét, đĩa CD bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số được hỗ trợ 2 triệu đồng/xã/năm; 500 nghìn đồng/thôn, bản/năm.

Bên cạnh đó, hỗ trợ 3 triệu đồng/xã/lần (2 lần/8 năm); 1 triệu đồng/thôn, bản/lần (2 lần/8 năm) để đặt Bảng thông tin, Hộp tin về trợ giúp pháp lý tại trụ sở Ủy ban nhân dân, Trung tâm bưu điện, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa, Đồn Biên phòng đóng trên địa bàn các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Cung cấp Báo Pháp luật Việt Nam cho Ủy ban nhân dân và Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý các xã nghèo theo giá phát hành của Báo Pháp luật Việt Nam.

Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2013.

Chỉ thành lập Phòng công chứng nếu không phát triển được Văn phòng công chứng

Nghị định 04/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng vừa được Chính phủ ban hành sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/2/2013.

Theo Nghị định, việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng, bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng phải tuân theo Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Khuyến khích thành lập các Văn phòng công chứng. Chỉ thành lập Phòng công chứng trong trường hợp không phát triển được Văn phòng công chứng. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tạo điều kiện và hỗ trợ cho việc thành lập và phát triển các Văn phòng công chứng ở những địa bàn khó khăn.

UBND cấp tỉnh xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên cơ sở bảo đảm sự công khai, minh bạch, phù hợp với quy hoạch, khuyến khích phát triển các Văn phòng công chứng có nhiều công chứng viên, có cơ sở vật chất, bộ máy hoạt động và đội ngũ công chứng viên, nhân viên lành nghề.

Mức thu phí công chứng được áp dụng thống nhất đối với Phòng công chứng và Văn phòng công chứng trong phạm vi toàn quốc.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp quy định mức thu, chế độ quản lý, sử dụng phí công chứng.

Quy định thanh tra về tuyển dụng, quản lý công chức, viên chức

Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 09/2012/TT-BNV quy định quy trình, nội dung thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức, hiệu lực từ ngày 1/2/2013.

Theo đó, khi thanh tra việc tuyển dụng công chức, sẽ tiến hành thanh tra từ việc thông báo thi tuyển, xét tuyển công chức; tiếp nhận hồ sơ dự thi, hồ sơ xét tuyển; việc đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của hồ sơ dự thi tuyển, xét tuyển.

Nội dung thanh tra tuyển dụng công chức gồm cả về việc tổ chức thi và chấm thi tuyển, xét tuyển công chức; thời hạn nhận việc và xếp lương, chế độ tập sự…

Theo Thông tư, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ, Giám đốc Sở Nội vụ, Chánh Thanh tra Sở Nội vụ có thẩm quyền ký quyết định thanh tra và chỉ đạo ban hành quyết định thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức trong thời hạn quy định của pháp luật.

Quy trình thanh tra bao gồm 3 bước: Chuẩn bị thanh tra, tiến hành và kết thúc thanh tra. Trong đó, trước khi đưa ra quyết định thanh tra, trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ, Giám đốc Sở Nội vụ, Chánh Thanh tra Sở Nội vụ căn cứ vào yêu cầu của cuộc thanh tra để quyết định việc khảo sát, nắm tình hình đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra; sau đó, căn cứ báo cáo kết quả khảo sát, nắm tình hình (nếu có) và chương trình kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt để quyết định thanh tra.

Người ra quyết định thanh tra ban hành kết luận thanh tra trong thời gian chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra; có trách nhiệm tổ chức việc công bố kết quả thanh tra.

Miễn tiền thuê đất xây bãi đỗ xe của DN vận tải hành khách công cộng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định 55/2012/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định 62/2009/QĐ-TTg ngày 20/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn tiền thuê đất để xây dựng trạm bảo dưỡng, sửa chữa, bãi đỗ xe của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách công cộng.

Theo Quyết định 62/2009/QĐ-TTg, doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã được Nhà nước cho thuê đất để kinh doanh vận tải hành khách công cộng tại các quận, thành phố, thị xã thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được miễn tiền thuê đất cho toàn bộ thời gian thuê đất đối với diện tích để xây dựng trạm bảo dưỡng, sửa chữa, bãi đỗ xe (bao gồm cả khu bán vé, khu quản lý điều hành, khu phục vụ công cộng) phục vụ cho hoạt động vận tải hành khách công cộng.

Tại Quyết định 55/2012/QĐ-TTg bổ sung quy định: Riêng đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, việc miễn tiền thuê đất theo quy định nêu trên được áp dụng đối với mọi địa bàn mà không bị giới hạn trong phạm vi tại các quận, thành phố, thị xã thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Quyết định cũng nêu rõ, đối với diện tích đất không sử dụng vào mục đích nêu trên (nếu có) phải nộp tiền thuê theo quy định hiện hành.

Khai báo y tế tại các cửa khẩu để phòng bệnh truyền nhiễm

Bộ Y tế ban hành Thông tư 32/2012/TT-BYT quy định về khai báo y tế đối với người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu Việt Nam.

Theo đó, việc công bố thời điểm bắt đầu áp dụng hoặc chấm dứt việc khai báo y tế tại các cửa khẩu phải dựa trên một hoặc toàn bộ các điều kiện như: Quyết định công bố/chấm dứt dịch bệnh truyền nhiễm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; Văn bản thông báo về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra (hoặc đã được loại trừ) ở nước ngoài hoặc yếu tố  nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng do Bộ Y tế ban hành.

Việc áp dụng hạn chế khai báo y tế áp dụng trong trường hợp dịch bệnh truyền nhiễm hoặc yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng vẫn đang xảy ra nhưng đã được khống chế về phạm vi hoặc đối tượng. Việc công bố thời điểm áp dụng hạn chế khai báo y tế phải dựa vào văn bản thông báo dịch bệnh truyền nhiễm hoặc yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng đã được khống chế do Bộ Y tế ban hành.

Người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu Việt Nam sẽ nhận tờ khai y tế trên tàu bay, tàu thuyền, đại lý hàng hải, công ty du lịch hoặc nhân viên hướng dẫn du lịch ở trong nước và nước ngoài; tại khu vực dành cho khai báo y tế ở các cửa khẩu Việt Nam; tại các cửa khẩu nước xuất cảnh hoặc truy cập vào trang thông tin điện tử của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế Việt Nam theo địa chỉ www.ytdp.cimsi.org.vn, vào mục Kiểm dịch y tế biên giới để lấy tờ khai y tế.

Quy định mới về đào tạo liên thông

Theo Thông tư 55/2012/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 7/2/2013, đối với tuyển sinh đào tạo liên thông hình thức chính quy, người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng sau thời hạn 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ cao đẳng hoặc đại học phải dự thi 3 môn gồm: một môn cơ bản, một môn cơ sở ngành và một môn chuyên ngành (hoặc thực hành nghề). Cơ sở giáo dục đại học tự ra đề thi và xác định điểm trúng tuyển.

Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ cao đẳng hoặc đại học phải dự thi tuyển các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hằng năm.

Còn đối với tuyển sinh đào tạo liên thông hình thức vừa làm vừa học, người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng sau thời hạn 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ cao đẳng hoặc đại học phải dự thi 3 môn: Một môn cơ bản, một môn cơ sở ngành và một môn chuyên ngành (hoặc thực hành nghề). Cơ sở giáo dục đại học tự ra đề thi và xác định điểm trúng tuyển.

Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp tính đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ cao đẳng hoặc đại học phải dự thi các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học hình thức vừa làm vừa học.

Theo chinhphu.vn



“Táo quân 2013” sẽ không được phép biểu diễn?


Trong khi "cơn sốt" vé xem chương trình Táo quân 2013 vẫn còn để lại dư âm thì sáng 31.1, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã gửi công văn tới Đài Truyền hình Việt Nam, yêu cầu giải trình về việc tổ chức diễn chương trình "Táo quân 2013"  khi chưa có giấy phép.

Trước đó, ngày 18.1, Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) – Bộ VHTTDL đã nhận được đơn của Trung tâm Sản xuất phim truyền hình (VFC, Đài THVN) về việc đề nghị cấp giấy phép biểu diễn chương trình "Gặp nhau cuối năm – Táo quân 2013"; Cục NTBD đã yêu cầu được thẩm định nội dung trước khi cấp phép, nhưng phía VFC đã không đáp ứng yêu cầu này và vẫn tổ chức biểu diễn 3 đêm (từ 25 – 27.1) tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt – Xô.

Màn đối thoại giữa Táo Kinh tế (Quang Thắng) và Bắc Đẩu (Công Lý).
Màn đối thoại giữa Táo Kinh tế (Quang Thắng) và Bắc Đẩu (Công Lý).

Điều đáng nói hơn nữa là, chương trình có nhiều nội dung phản cảm, không phù hợp với văn hóa của người VN.

Ông  Nguyễn Thành Nhân – Trưởng phòng Quản lý nghệ thuật, Cục NTBD – cho biết, ông cùng Phó Cục trưởng Cục NTBD Đào Đăng Hoàn cũng có mặt trong buổi diễn đầu tiên với tư cách vừa là khách mời, vừa là đại diện cho cơ quan quản lý. Tuy nhiên, ngay từ những phút đầu tiên, ông đã cảm thấy "rất có vấn đề" về mặt "chọc cười".

"Đơn cử như màn  "chào hỏi" của hai nhân vật Nam Tào – Bắc Đẩu, trong đó có đoạn Bắc Đẩu nói về việc phẫu thuật thẩm mỹ để trở thành phụ nữ. Nam Tào hỏi Bắc Đẩu: Thế "cái đó" đâu? Bắc Đẩu trả lời: "Vứt đi rồi". Nam Tào bảo: "Phí thế, không mang về ngâm, làm… Đẩu pín", hay như những động tác của các diễn viên "nắn bóp" rất phản cảm…" – ông Nhân bức xúc.

Theo ông Nguyễn Đăng Chương – Cục trưởng Cục NTBD – thì đĩa hình VFC gửi cục xin cấp phép phát hành đã được cắt bỏ một số đoạn có nội dung không tốt này, nhưng vẫn chưa thực sự ổn. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Cục NTBD đã gửi công văn tới Đài THVN yêu cầu giải trình về việc biểu diễn không giấy phép cũng như chỉnh sửa nội dung đã được in trong đĩa hình, trước khi cấp phép phát hành.

Với hành vi biểu diễn không có giấy phép, ông Chương cho biết: Sau khi có giải trình của VFC, có thể, Cục NTBD sẽ phối hợp với Thanh tra Bộ VHTTDL để làm rõ và có những hình thức xử lý phù hợp.

Như vậy, nếu xét theo Nghị định 79 của Chính phủ (quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang;  thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu) được áp dụng từ 1.1.2013, thì "Táo quân 2013" có thể sẽ là trường hợp đầu tiên "xé rào" bởi những vi phạm được quy định rất cụ thể ở NĐ này.

Cũng cần nói rõ thêm rằng, trước đây, các chương trình biểu diễn của Đài THVN hay của các đoàn nghệ thuật thuộc lực lượng vũ trang không chịu sự chi phối của các văn bản quản lý biểu diễn nghệ thuật của Bộ VHTTDL, mà do chính các cơ quan chủ quản phải chịu trách nhiệm về nội dung. NĐ 79 của Chính phủ là văn bản đầu tiên, quản lý toàn diện các hoạt động VHNT trong cả nước.  

Về phía VFC, chiều 31.1, ông Đỗ Thanh Hải – Giám đốc VFC, tổng đạo diễn chương trình "Gặp nhau cuối năm – Táo quân 2013"- cho biết: Đến thời điểm này, phía BTC chương trình vẫn chưa nhận được công văn của Cục NTBD. Khi nào nhận được yêu cầu từ phía Cục NTBD, chúng tôi sẽ nghiêm túc xem xét lại vấn đề và có trả lời với cơ quan quản lý cũng như dư luận.   

Theo Lao động



“Táo quân 2013” sẽ không được phép biểu diễn?


Trong khi "cơn sốt" vé xem chương trình Táo quân 2013 vẫn còn để lại dư âm thì sáng 31.1, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã gửi công văn tới Đài Truyền hình Việt Nam, yêu cầu giải trình về việc tổ chức diễn chương trình "Táo quân 2013"  khi chưa có giấy phép.

Trước đó, ngày 18.1, Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) – Bộ VHTTDL đã nhận được đơn của Trung tâm Sản xuất phim truyền hình (VFC, Đài THVN) về việc đề nghị cấp giấy phép biểu diễn chương trình "Gặp nhau cuối năm – Táo quân 2013"; Cục NTBD đã yêu cầu được thẩm định nội dung trước khi cấp phép, nhưng phía VFC đã không đáp ứng yêu cầu này và vẫn tổ chức biểu diễn 3 đêm (từ 25 – 27.1) tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt – Xô.

Màn đối thoại giữa Táo Kinh tế (Quang Thắng) và Bắc Đẩu (Công Lý).
Màn đối thoại giữa Táo Kinh tế (Quang Thắng) và Bắc Đẩu (Công Lý).

Điều đáng nói hơn nữa là, chương trình có nhiều nội dung phản cảm, không phù hợp với văn hóa của người VN.

Ông  Nguyễn Thành Nhân – Trưởng phòng Quản lý nghệ thuật, Cục NTBD – cho biết, ông cùng Phó Cục trưởng Cục NTBD Đào Đăng Hoàn cũng có mặt trong buổi diễn đầu tiên với tư cách vừa là khách mời, vừa là đại diện cho cơ quan quản lý. Tuy nhiên, ngay từ những phút đầu tiên, ông đã cảm thấy "rất có vấn đề" về mặt "chọc cười".

"Đơn cử như màn  "chào hỏi" của hai nhân vật Nam Tào – Bắc Đẩu, trong đó có đoạn Bắc Đẩu nói về việc phẫu thuật thẩm mỹ để trở thành phụ nữ. Nam Tào hỏi Bắc Đẩu: Thế "cái đó" đâu? Bắc Đẩu trả lời: "Vứt đi rồi". Nam Tào bảo: "Phí thế, không mang về ngâm, làm… Đẩu pín", hay như những động tác của các diễn viên "nắn bóp" rất phản cảm…" – ông Nhân bức xúc.

Theo ông Nguyễn Đăng Chương – Cục trưởng Cục NTBD – thì đĩa hình VFC gửi cục xin cấp phép phát hành đã được cắt bỏ một số đoạn có nội dung không tốt này, nhưng vẫn chưa thực sự ổn. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Cục NTBD đã gửi công văn tới Đài THVN yêu cầu giải trình về việc biểu diễn không giấy phép cũng như chỉnh sửa nội dung đã được in trong đĩa hình, trước khi cấp phép phát hành.

Với hành vi biểu diễn không có giấy phép, ông Chương cho biết: Sau khi có giải trình của VFC, có thể, Cục NTBD sẽ phối hợp với Thanh tra Bộ VHTTDL để làm rõ và có những hình thức xử lý phù hợp.

Như vậy, nếu xét theo Nghị định 79 của Chính phủ (quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang;  thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu) được áp dụng từ 1.1.2013, thì "Táo quân 2013" có thể sẽ là trường hợp đầu tiên "xé rào" bởi những vi phạm được quy định rất cụ thể ở NĐ này.

Cũng cần nói rõ thêm rằng, trước đây, các chương trình biểu diễn của Đài THVN hay của các đoàn nghệ thuật thuộc lực lượng vũ trang không chịu sự chi phối của các văn bản quản lý biểu diễn nghệ thuật của Bộ VHTTDL, mà do chính các cơ quan chủ quản phải chịu trách nhiệm về nội dung. NĐ 79 của Chính phủ là văn bản đầu tiên, quản lý toàn diện các hoạt động VHNT trong cả nước.  

Về phía VFC, chiều 31.1, ông Đỗ Thanh Hải – Giám đốc VFC, tổng đạo diễn chương trình "Gặp nhau cuối năm – Táo quân 2013"- cho biết: Đến thời điểm này, phía BTC chương trình vẫn chưa nhận được công văn của Cục NTBD. Khi nào nhận được yêu cầu từ phía Cục NTBD, chúng tôi sẽ nghiêm túc xem xét lại vấn đề và có trả lời với cơ quan quản lý cũng như dư luận.   

Theo Lao động



Nền nhiệt miền Bắc tiếp tục tăng


Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, ngày 1/2, tại khu vực các tỉnh phía Bắc sẽ hửng nắng.

Các tỉnh dọc từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế cũng phổ biến ít mưa, ngày nắng. Xu hướng tăng nắng, tăng nhiệt cũng xảy ra với khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, độ ẩm trong không khí giảm nhanh và chỉ còn đo được ở mức 50 – 55%. Do không khí khô nóng nên nhiều cánh rừng ở khu vực này đang ở mức cảnh báo cháy cấp 5, cấp cực kỳ nguy hiểm.

Dự báo thời tiết các khu vực trên cả nước:

Phía Tây Bắc Bộ: Mây thay đổi, ngày nắng, đêm không mưa. Gió nhẹ.  Nhiệt độ thấp nhất từ: 17 – 20 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 24 – 27 độ C, có nơi 28 – 30 độ C.

Phía Đông Bắc Bộ: Nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió đông nam cấp 2 – 3.  Nhiệt độ thấp nhất từ: 18 – 21 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 23 – 26 độ C.

Thanh Hóa – Thừa Thiên Huế: Nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ: 19 – 22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 24 – 27 độ C.

Đà Nẵng đến Bình Thuận: Mây thay đổi, ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc cấp 2 – 3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 22 – 25 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 28 – 31 độ C.

Tây Nguyên: Mây thay đổi, ngày nắng, đêm không mưa. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ: 17 – 20 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 29 – 32 độ C.

Nam Bộ: Mây thay đổi, ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông nam cấp 2 – 3.  Nhiệt độ thấp nhất từ: 22 – 25 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 32 – 35 độ C.

Hà Nội: Nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió đông nam cấp 2 – 3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 19 – 22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 23 – 26 độ C.

Theo VOV
 



Nền nhiệt miền Bắc tiếp tục tăng


Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, ngày 1/2, tại khu vực các tỉnh phía Bắc sẽ hửng nắng.

Các tỉnh dọc từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế cũng phổ biến ít mưa, ngày nắng. Xu hướng tăng nắng, tăng nhiệt cũng xảy ra với khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, độ ẩm trong không khí giảm nhanh và chỉ còn đo được ở mức 50 – 55%. Do không khí khô nóng nên nhiều cánh rừng ở khu vực này đang ở mức cảnh báo cháy cấp 5, cấp cực kỳ nguy hiểm.

Dự báo thời tiết các khu vực trên cả nước:

Phía Tây Bắc Bộ: Mây thay đổi, ngày nắng, đêm không mưa. Gió nhẹ.  Nhiệt độ thấp nhất từ: 17 – 20 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 24 – 27 độ C, có nơi 28 – 30 độ C.

Phía Đông Bắc Bộ: Nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió đông nam cấp 2 – 3.  Nhiệt độ thấp nhất từ: 18 – 21 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 23 – 26 độ C.

Thanh Hóa – Thừa Thiên Huế: Nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ: 19 – 22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 24 – 27 độ C.

Đà Nẵng đến Bình Thuận: Mây thay đổi, ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc cấp 2 – 3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 22 – 25 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 28 – 31 độ C.

Tây Nguyên: Mây thay đổi, ngày nắng, đêm không mưa. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ: 17 – 20 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 29 – 32 độ C.

Nam Bộ: Mây thay đổi, ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông nam cấp 2 – 3.  Nhiệt độ thấp nhất từ: 22 – 25 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 32 – 35 độ C.

Hà Nội: Nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió đông nam cấp 2 – 3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 19 – 22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 23 – 26 độ C.

Theo VOV
 



Kiến nghị không cho phép dạy thêm, học thêm ở tiểu học


Để hạn chế tình trạng mập mờ, lợi dụng việc tổ chức các hoạt động trong trường để dạy thêm, học thêm, các mô hình như trông giữ trẻ, bồi dưỡng về nghệ thuật, TDTT, rèn luyện kỹ năng sống, dạy 2 buổi/ngày ngoài nhà trường ở những nơi không đủ điều kiện cơ sở vật chất nhưng phụ huynh lại có nhu cầu thì bắt buộc phải có đề án và trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và chịu sự giám sát chặt chẽ



Kiến nghị không cho phép dạy thêm, học thêm ở tiểu học


Để hạn chế tình trạng mập mờ, lợi dụng việc tổ chức các hoạt động trong trường để dạy thêm, học thêm, các mô hình như trông giữ trẻ, bồi dưỡng về nghệ thuật, TDTT, rèn luyện kỹ năng sống, dạy 2 buổi/ngày ngoài nhà trường ở những nơi không đủ điều kiện cơ sở vật chất nhưng phụ huynh lại có nhu cầu thì bắt buộc phải có đề án và trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và chịu sự giám sát chặt chẽ



Các khu kinh tế cửa khẩu được tiếp tục bán hàng miễn thuế cho ...


Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có văn bản chỉ đạo "về việc ưu đãi thuế đối với khu kinh tế, khu công nghiệp" nêu rõ: "Đồng ý cho phép các khu KTCK đang thực hiện chính sách bán hàng miễn thuế cho khách tham quan du lịch khu phi thuế quan thuộc khu KTCK theo QĐ 93 (ngày 10.7.2009 của Thủ tướng Chính phủ) được tiếp tục thực hiện chính sách này cho đến khi có QĐ mới thay thế các QĐ số 33 và số 93 nêu trên có hiệu lực thi hành".

Đồng thời, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính phối hợp với cơ quan liên quan trong quý I/2013 trình Chính phủ ban hành QĐ mới thay thế 2 QĐ nêu trên.

Cũng liên quan đến việc tháo gỡ khó khăn trên Hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC), trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã kết luận: "Đồng ý thực hiện chính thức thời gian mở, đóng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo từ 7 giờ đến 22 giờ hàng ngày, kể cả ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần. Hướng dẫn các ngành, lực lượng làm nhiệm vụ tại các cửa khẩu giải quyết cho phương tiện vận chuyển khách du lịch, đặc biệt là phương tiện tay lái nghịch do khách du lịch tự lái qua lại thông suốt. Cải tiến việc thu phí theo mô hình một cửa để chấn chỉnh tình trạng các ngành tự thu phí gây mất thời gian đối với khách và phương tiện qua cửa khẩu. Thúc đẩy để sớm hoàn thành, ký kết với Lào, Thái Lan bản sửa đổi bản ghi nhớ về việc mở rộng tuyến đường EWEC; trước mắt sớm triển khai đầu tư nâng cấp cầu Xà Ợt tại cửa khẩu Lao Bảo, nghiên cứu giải quyết vấn đề vạch dải phân cách tại QL 9" (công văn số 411 ngày 14.1.2013).

Bước vào năm 2013, Chính phủ cũng đã đặt ra yêu cầu cao đối với các bộ, ngành trung ương trong việc đẩy nhanh tiến độ, thủ tục, cải cách hành chính, tăng cường hoạt động đối ngoại, kêu gọi các nguồn lực phi chính phủ từ các tổ chức quốc tế để thúc đẩy sự phát triển của EWEC nói riêng, các khu KTCK nói chung.

Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án "Rà soát, xây dựng tiêu chí lựa chọn một số khu KTCK để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2013 – 2015". Có 8 khu KTCK được chọn gồm: Khu KTCK Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), khu KTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn (Lạng Sơn), khu KTCK Lào Cai (Lào Cai) khu KTCK Cầu Treo (Hà Tĩnh), khu KTTMĐB Lao Bảo (Quảng Trị), khu KTCK Bờ Y (Kom Tum), khu KTCK Mộc Bài (Tây Ninh) khu KTCK An Giang (An Giang).

Thủ tướng yêu cầu, trong 8 khu này, xác định mức độ và thứ tự ưu tiên đầu tư giữa các khu, lựa chọn các hạng mục công trình có nhu cầu cấp thiết của từng khu để tập trung đầu tư nhằm phát huy nhanh hiệu quả hoạt động của các khu KTCK này.



Các khu kinh tế cửa khẩu được tiếp tục bán hàng miễn thuế cho ...


Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có văn bản chỉ đạo "về việc ưu đãi thuế đối với khu kinh tế, khu công nghiệp" nêu rõ: "Đồng ý cho phép các khu KTCK đang thực hiện chính sách bán hàng miễn thuế cho khách tham quan du lịch khu phi thuế quan thuộc khu KTCK theo QĐ 93 (ngày 10.7.2009 của Thủ tướng Chính phủ) được tiếp tục thực hiện chính sách này cho đến khi có QĐ mới thay thế các QĐ số 33 và số 93 nêu trên có hiệu lực thi hành".

Đồng thời, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính phối hợp với cơ quan liên quan trong quý I/2013 trình Chính phủ ban hành QĐ mới thay thế 2 QĐ nêu trên.

Cũng liên quan đến việc tháo gỡ khó khăn trên Hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC), trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã kết luận: "Đồng ý thực hiện chính thức thời gian mở, đóng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo từ 7 giờ đến 22 giờ hàng ngày, kể cả ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần. Hướng dẫn các ngành, lực lượng làm nhiệm vụ tại các cửa khẩu giải quyết cho phương tiện vận chuyển khách du lịch, đặc biệt là phương tiện tay lái nghịch do khách du lịch tự lái qua lại thông suốt. Cải tiến việc thu phí theo mô hình một cửa để chấn chỉnh tình trạng các ngành tự thu phí gây mất thời gian đối với khách và phương tiện qua cửa khẩu. Thúc đẩy để sớm hoàn thành, ký kết với Lào, Thái Lan bản sửa đổi bản ghi nhớ về việc mở rộng tuyến đường EWEC; trước mắt sớm triển khai đầu tư nâng cấp cầu Xà Ợt tại cửa khẩu Lao Bảo, nghiên cứu giải quyết vấn đề vạch dải phân cách tại QL 9" (công văn số 411 ngày 14.1.2013).

Bước vào năm 2013, Chính phủ cũng đã đặt ra yêu cầu cao đối với các bộ, ngành trung ương trong việc đẩy nhanh tiến độ, thủ tục, cải cách hành chính, tăng cường hoạt động đối ngoại, kêu gọi các nguồn lực phi chính phủ từ các tổ chức quốc tế để thúc đẩy sự phát triển của EWEC nói riêng, các khu KTCK nói chung.

Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án "Rà soát, xây dựng tiêu chí lựa chọn một số khu KTCK để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2013 – 2015". Có 8 khu KTCK được chọn gồm: Khu KTCK Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), khu KTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn (Lạng Sơn), khu KTCK Lào Cai (Lào Cai) khu KTCK Cầu Treo (Hà Tĩnh), khu KTTMĐB Lao Bảo (Quảng Trị), khu KTCK Bờ Y (Kom Tum), khu KTCK Mộc Bài (Tây Ninh) khu KTCK An Giang (An Giang).

Thủ tướng yêu cầu, trong 8 khu này, xác định mức độ và thứ tự ưu tiên đầu tư giữa các khu, lựa chọn các hạng mục công trình có nhu cầu cấp thiết của từng khu để tập trung đầu tư nhằm phát huy nhanh hiệu quả hoạt động của các khu KTCK này.



Công an tỉnh khánh thành trụ sở 2


Sáng nay 31-1, tại TP Hạ Long, Công an tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành trụ sở 2 Công an tỉnh. Các đồng chí: thiếu tướng Bùi Xuân Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật Bộ Công an; Nguyễn Đức Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đỗ Thông Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng đông đủ các đồng chí lãnh đạo công an tỉnh đã nghỉ hưu và các sở, ban, ngành tỉnh đã đến dự.

Đại biểu Bộ Công an, lãnh đạo tỉnh, Công an tỉnh cắt băng khánh thành trụ sở 2 Công an tỉnh.
Đại biểu Bộ Công an, lãnh đạo tỉnh, Công an tỉnh cắt băng khánh thành trụ sở 2 Công an tỉnh.

Công trình trụ sở làm việc khối Cảnh sát Công an tỉnh (trụ sở số 2 Công an tỉnh) được Bộ Công an phê duyệt và đi vào khởi công xây dựng từ năm 2009. Gồm 6 gói thầu xây lắp, 16 gói thầu tư vấn, với tổng mức đầu tư ban đầu là 98 tỷ đồng sau tăng lên 130 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn Bộ Công an cấp là 70%, còn lại 30% nguồn vốn đối ứng của tỉnh. Dự án được xây dựng trên diện tích 2.525m2, quy mô gồm 1 khối nhà 11 tầng và 1 khối nhà 5 tầng; tổng diện tích sàn xây dựng là 11.450m2, tổng diện tích sử dụng chính là 6.879m2. Hơn 2 năm thi công đến nay công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng; tạo thuận lợi giải quyết khó khăn về trụ sở làm việc của 12 phòng nghiệp vụ Công an tỉnh những năm qua. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu công tác Công an Quảng Ninh trước tình hình mới.

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa chúc mừng CBCS Công an tỉnh khánh thành trụ sở 2
Lãnh đạo tỉnh tặng hoa chúc mừng CBCS Công an tỉnh khánh thành trụ sở 2

Phát biểu tại lễ khánh thành, các đồng chí Thiếu tướng Bùi Xuân Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật Bộ Công an; Đỗ Thông, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh: Việc xây dựng và đưa trụ sở 2 Công an vào hoạt động thể hiện sự quan tâm của Bộ Công an và tỉnh Quảng Ninh đối với Công an Quảng Ninh trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Các đồng chí hy vọng công trình đưa vào hoạt động luôn được quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, bố trí khoa học vừa tạo mỹ quan, điểm nhấn cho TP Hạ Long; vừa giúp CBCS Công an tỉnh thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, góp phần ngày càng phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính trị, TTATXH trên địa bàn tỉnh.

Nhân dịp này, Giám đốc Công an tỉnh đã khen thưởng 10 tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác đầu tư, xây dựng trụ sở Công an 2.

Tuấn Hương



Tham mưu đúng, hiệu quả công tác huấn luyện


Phòng Tham mưu là cơ quan tham mưu cho Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh chỉ đạo về công tác tác chiến; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia; xây dựng kế hoạch huấn luyện sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ); trực SSCĐ và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất khác; phối hợp tham mưu chỉ đạo các đơn vị xây dựng Đảng bộ TSVM gắn với đơn vị VMTD…

Dù chức năng, nhiệm vụ nhiều như vậy, nhưng do biết xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện một cách phù hợp, hiệu quả nên những năm qua, Phòng đã hoàn thành toàn diện các mặt công tác, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Trong lĩnh vực huấn luyện SSCĐ, Phòng đã tham mưu đúng và trúng, tạo ra những bước chuyển biến mới làm cho chất lượng huấn luyện SSCĐ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như thể lực của CBCS thuộc BĐBP tỉnh không ngừng được nâng cao.

Huấn luyện vượt vật cản K91 ở Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động (BĐBP tỉnh).
Huấn luyện vượt vật cản K91 ở Tiểu đoàn Huấn luyện – Cơ động (BĐBP tỉnh).

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, Đảng uỷ, Chỉ huy Phòng Tham mưu đã tham mưu cho Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh ra các nghị quyết chuyên đề lãnh đạo nhiệm vụ huấn luyện SSCĐ với nội dung ngắn gọn, sát hợp với tình hình. Trong đó, đáng chú ý là những nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, huấn luyện CBCS, chuẩn bị thao trường, bãi tập, mô hình học cụ đáp ứng nhiệm vụ huấn luyện đồng bộ với huấn luyện chuyên sâu; kết hợp giữa huấn luyện với việc quản lý nề nếp chính quy, quản lý kỷ luật, xây dựng tổ chức cơ sở đảng TSVM gắn với xây dựng đơn vị VMTD. Trên cơ sở đó, các đơn vị BP trực thuộc có thể đánh giá, xác định rõ phương hướng và đề ra các biện pháp hiệu quả nhất nhằm thực hiện tốt công tác huấn luyện SSCĐ cho những năm tiếp theo. Để đưa các nghị quyết về công tác huấn luyện của Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy vào thực tế, Phòng đã phối hợp với các đơn vị cơ sở làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục CBCS, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy chủ chốt các cấp có nhận thức đúng, đủ về tầm quan trọng của nhiệm vụ giáo dục, huấn luyện SSCĐ. Đây được coi là mặt công tác trung tâm, thường xuyên để nâng cao trình độ, khả năng SSCĐ và sức mạnh chiến đấu của mỗi đơn vị cơ sở. Nội dung của công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cũng được Phòng phối hợp thực hiện một cách toàn diện, trong đó chú trọng làm rõ quyết tâm, chỉ tiêu, yêu cầu và các biện pháp tổ chức thực hiện công tác giáo dục, huấn luyện. Cách làm này còn góp phần quan trọng vào việc giải quyết những vướng mắc trong nhận thức của CBCS về những hạn chế nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng đơn vị và huấn luyện. Đó là vấn đề nảy sinh giữa yêu cầu cao của nhiệm vụ huấn luyện SSCĐ với bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí huấn luyện, bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật, bảo đảm nơi ăn ở của CBCS trong điều kiện còn nhiều thiếu thốn… Không chỉ yêu cầu các đơn vị đổi mới công tác lãnh đạo, công tác tuyên truyền, giáo dục, xây dựng quyết tâm và trách nhiệm đối với nhiệm vụ huấn luyện, Phòng còn tham mưu cho cấp trên chỉ đạo các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác chuẩn bị huấn luyện, chủ động xây dựng kế hoạch huấn luyện chiến đấu hàng tháng và hàng năm phù hợp với từng khoa mục và từng giai đoạn huấn luyện với yêu cầu là việc đưa ra nội dung, kế hoạch huấn luyện phải vừa sát hợp với chỉ lệnh huấn luyện của cấp trên, đồng thời vừa phải thể hiện rõ tính khoa học, phù hợp với tiến trình biểu huấn luyện của từng đơn vị thông qua việc tập trung chỉ đạo các đầu mối xây dựng đề cương, giáo án huấn luyện chiến thuật, kỹ thuật.

Trước khi ra quân huấn luyện, Phòng Tham mưu đã phối hợp cùng các đơn vị tổ chức phát động phong trào thi đua và chuẩn bị tốt thao trường, bãi tập, vật chất, đồ dùng phục vụ huấn luyện, đảm bảo đủ điều kiện huấn luyện theo chương trình, nội dung của các đối tượng. Quán triệt rõ tư tưởng lấy yếu tố quyết định chất lượng công tác huấn luyện SSCĐ chính là thực hành huấn luyện, do đó, Phòng đã tập trung cùng các đơn vị thực hiện tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng tập huấn giúp cho cán bộ chỉ huy các cấp nắm vững đường lối quân sự, nghệ thuật quân sự, nâng cao năng lực tổ chức chỉ huy, quản lý, điều hành huấn luyện, công tác tham mưu tác chiến, tham mưu huấn luyện, nhất là chỉ huy chiến đấu trong điều kiện khó khăn, phức tạp bằng cách chú trọng đến huấn luyện tổ chức, phương pháp huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật thông qua giáo án trên thực địa. Mỗi khi kết thúc một khoa mục huấn luyện, Bộ Chỉ huy tổ chức hội thao để đánh giá, phân loại chất lượng công tác huấn luyện ở cơ sở. Từ cách làm đó, chất lượng của đội ngũ chỉ huy huấn luyện ở các cấp đều nâng lên rõ rệt. Đáng chú ý là các đơn vị cơ sở đã chủ động ra các nghị quyết chuyên đề, kế hoạch huấn luyện của đơn vị mình một cách đúng đối tượng, đủ nội dung và thời gian, phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị thông qua việc lập biểu huấn luyện hằng tuần, phân công bài giảng, viết giáo án, phê duyệt giáo án đúng quy trình; thường xuyên ghi chép kết quả, chất lượng huấn luyện từng môn, bài theo đúng quy định, thực hiện đúng chế độ báo cáo.  
Với việc tham mưu đúng, hiệu quả của Phòng Tham mưu, nhiều năm nay, công tác huấn luyện của BĐBP tỉnh đã có bước phát triển, làm cho khả năng cơ động, SSCĐ trong toàn lực lượng được nâng lên, đáp ứng tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trong mọi tình huống.

Thanh Tâm



Tham mưu đúng, hiệu quả công tác huấn luyện


Phòng Tham mưu là cơ quan tham mưu cho Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh chỉ đạo về công tác tác chiến; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia; xây dựng kế hoạch huấn luyện sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ); trực SSCĐ và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất khác; phối hợp tham mưu chỉ đạo các đơn vị xây dựng Đảng bộ TSVM gắn với đơn vị VMTD…

Dù chức năng, nhiệm vụ nhiều như vậy, nhưng do biết xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện một cách phù hợp, hiệu quả nên những năm qua, Phòng đã hoàn thành toàn diện các mặt công tác, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Trong lĩnh vực huấn luyện SSCĐ, Phòng đã tham mưu đúng và trúng, tạo ra những bước chuyển biến mới làm cho chất lượng huấn luyện SSCĐ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như thể lực của CBCS thuộc BĐBP tỉnh không ngừng được nâng cao.

Huấn luyện vượt vật cản K91 ở Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động (BĐBP tỉnh).
Huấn luyện vượt vật cản K91 ở Tiểu đoàn Huấn luyện – Cơ động (BĐBP tỉnh).

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, Đảng uỷ, Chỉ huy Phòng Tham mưu đã tham mưu cho Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh ra các nghị quyết chuyên đề lãnh đạo nhiệm vụ huấn luyện SSCĐ với nội dung ngắn gọn, sát hợp với tình hình. Trong đó, đáng chú ý là những nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, huấn luyện CBCS, chuẩn bị thao trường, bãi tập, mô hình học cụ đáp ứng nhiệm vụ huấn luyện đồng bộ với huấn luyện chuyên sâu; kết hợp giữa huấn luyện với việc quản lý nề nếp chính quy, quản lý kỷ luật, xây dựng tổ chức cơ sở đảng TSVM gắn với xây dựng đơn vị VMTD. Trên cơ sở đó, các đơn vị BP trực thuộc có thể đánh giá, xác định rõ phương hướng và đề ra các biện pháp hiệu quả nhất nhằm thực hiện tốt công tác huấn luyện SSCĐ cho những năm tiếp theo. Để đưa các nghị quyết về công tác huấn luyện của Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy vào thực tế, Phòng đã phối hợp với các đơn vị cơ sở làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục CBCS, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy chủ chốt các cấp có nhận thức đúng, đủ về tầm quan trọng của nhiệm vụ giáo dục, huấn luyện SSCĐ. Đây được coi là mặt công tác trung tâm, thường xuyên để nâng cao trình độ, khả năng SSCĐ và sức mạnh chiến đấu của mỗi đơn vị cơ sở. Nội dung của công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cũng được Phòng phối hợp thực hiện một cách toàn diện, trong đó chú trọng làm rõ quyết tâm, chỉ tiêu, yêu cầu và các biện pháp tổ chức thực hiện công tác giáo dục, huấn luyện. Cách làm này còn góp phần quan trọng vào việc giải quyết những vướng mắc trong nhận thức của CBCS về những hạn chế nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng đơn vị và huấn luyện. Đó là vấn đề nảy sinh giữa yêu cầu cao của nhiệm vụ huấn luyện SSCĐ với bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí huấn luyện, bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật, bảo đảm nơi ăn ở của CBCS trong điều kiện còn nhiều thiếu thốn… Không chỉ yêu cầu các đơn vị đổi mới công tác lãnh đạo, công tác tuyên truyền, giáo dục, xây dựng quyết tâm và trách nhiệm đối với nhiệm vụ huấn luyện, Phòng còn tham mưu cho cấp trên chỉ đạo các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác chuẩn bị huấn luyện, chủ động xây dựng kế hoạch huấn luyện chiến đấu hàng tháng và hàng năm phù hợp với từng khoa mục và từng giai đoạn huấn luyện với yêu cầu là việc đưa ra nội dung, kế hoạch huấn luyện phải vừa sát hợp với chỉ lệnh huấn luyện của cấp trên, đồng thời vừa phải thể hiện rõ tính khoa học, phù hợp với tiến trình biểu huấn luyện của từng đơn vị thông qua việc tập trung chỉ đạo các đầu mối xây dựng đề cương, giáo án huấn luyện chiến thuật, kỹ thuật.

Trước khi ra quân huấn luyện, Phòng Tham mưu đã phối hợp cùng các đơn vị tổ chức phát động phong trào thi đua và chuẩn bị tốt thao trường, bãi tập, vật chất, đồ dùng phục vụ huấn luyện, đảm bảo đủ điều kiện huấn luyện theo chương trình, nội dung của các đối tượng. Quán triệt rõ tư tưởng lấy yếu tố quyết định chất lượng công tác huấn luyện SSCĐ chính là thực hành huấn luyện, do đó, Phòng đã tập trung cùng các đơn vị thực hiện tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng tập huấn giúp cho cán bộ chỉ huy các cấp nắm vững đường lối quân sự, nghệ thuật quân sự, nâng cao năng lực tổ chức chỉ huy, quản lý, điều hành huấn luyện, công tác tham mưu tác chiến, tham mưu huấn luyện, nhất là chỉ huy chiến đấu trong điều kiện khó khăn, phức tạp bằng cách chú trọng đến huấn luyện tổ chức, phương pháp huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật thông qua giáo án trên thực địa. Mỗi khi kết thúc một khoa mục huấn luyện, Bộ Chỉ huy tổ chức hội thao để đánh giá, phân loại chất lượng công tác huấn luyện ở cơ sở. Từ cách làm đó, chất lượng của đội ngũ chỉ huy huấn luyện ở các cấp đều nâng lên rõ rệt. Đáng chú ý là các đơn vị cơ sở đã chủ động ra các nghị quyết chuyên đề, kế hoạch huấn luyện của đơn vị mình một cách đúng đối tượng, đủ nội dung và thời gian, phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị thông qua việc lập biểu huấn luyện hằng tuần, phân công bài giảng, viết giáo án, phê duyệt giáo án đúng quy trình; thường xuyên ghi chép kết quả, chất lượng huấn luyện từng môn, bài theo đúng quy định, thực hiện đúng chế độ báo cáo.  
Với việc tham mưu đúng, hiệu quả của Phòng Tham mưu, nhiều năm nay, công tác huấn luyện của BĐBP tỉnh đã có bước phát triển, làm cho khả năng cơ động, SSCĐ trong toàn lực lượng được nâng lên, đáp ứng tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trong mọi tình huống.

Thanh Tâm



Tham mưu đúng, hiệu quả công tác huấn luyện


Phòng Tham mưu là cơ quan tham mưu cho Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh chỉ đạo về công tác tác chiến; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia; xây dựng kế hoạch huấn luyện sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ); trực SSCĐ và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất khác; phối hợp tham mưu chỉ đạo các đơn vị xây dựng Đảng bộ TSVM gắn với đơn vị VMTD…

Dù chức năng, nhiệm vụ nhiều như vậy, nhưng do biết xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện một cách phù hợp, hiệu quả nên những năm qua, Phòng đã hoàn thành toàn diện các mặt công tác, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Trong lĩnh vực huấn luyện SSCĐ, Phòng đã tham mưu đúng và trúng, tạo ra những bước chuyển biến mới làm cho chất lượng huấn luyện SSCĐ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như thể lực của CBCS thuộc BĐBP tỉnh không ngừng được nâng cao.

Huấn luyện vượt vật cản K91 ở Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động (BĐBP tỉnh).
Huấn luyện vượt vật cản K91 ở Tiểu đoàn Huấn luyện – Cơ động (BĐBP tỉnh).

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, Đảng uỷ, Chỉ huy Phòng Tham mưu đã tham mưu cho Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh ra các nghị quyết chuyên đề lãnh đạo nhiệm vụ huấn luyện SSCĐ với nội dung ngắn gọn, sát hợp với tình hình. Trong đó, đáng chú ý là những nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, huấn luyện CBCS, chuẩn bị thao trường, bãi tập, mô hình học cụ đáp ứng nhiệm vụ huấn luyện đồng bộ với huấn luyện chuyên sâu; kết hợp giữa huấn luyện với việc quản lý nề nếp chính quy, quản lý kỷ luật, xây dựng tổ chức cơ sở đảng TSVM gắn với xây dựng đơn vị VMTD. Trên cơ sở đó, các đơn vị BP trực thuộc có thể đánh giá, xác định rõ phương hướng và đề ra các biện pháp hiệu quả nhất nhằm thực hiện tốt công tác huấn luyện SSCĐ cho những năm tiếp theo. Để đưa các nghị quyết về công tác huấn luyện của Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy vào thực tế, Phòng đã phối hợp với các đơn vị cơ sở làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục CBCS, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy chủ chốt các cấp có nhận thức đúng, đủ về tầm quan trọng của nhiệm vụ giáo dục, huấn luyện SSCĐ. Đây được coi là mặt công tác trung tâm, thường xuyên để nâng cao trình độ, khả năng SSCĐ và sức mạnh chiến đấu của mỗi đơn vị cơ sở. Nội dung của công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cũng được Phòng phối hợp thực hiện một cách toàn diện, trong đó chú trọng làm rõ quyết tâm, chỉ tiêu, yêu cầu và các biện pháp tổ chức thực hiện công tác giáo dục, huấn luyện. Cách làm này còn góp phần quan trọng vào việc giải quyết những vướng mắc trong nhận thức của CBCS về những hạn chế nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng đơn vị và huấn luyện. Đó là vấn đề nảy sinh giữa yêu cầu cao của nhiệm vụ huấn luyện SSCĐ với bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí huấn luyện, bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật, bảo đảm nơi ăn ở của CBCS trong điều kiện còn nhiều thiếu thốn… Không chỉ yêu cầu các đơn vị đổi mới công tác lãnh đạo, công tác tuyên truyền, giáo dục, xây dựng quyết tâm và trách nhiệm đối với nhiệm vụ huấn luyện, Phòng còn tham mưu cho cấp trên chỉ đạo các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác chuẩn bị huấn luyện, chủ động xây dựng kế hoạch huấn luyện chiến đấu hàng tháng và hàng năm phù hợp với từng khoa mục và từng giai đoạn huấn luyện với yêu cầu là việc đưa ra nội dung, kế hoạch huấn luyện phải vừa sát hợp với chỉ lệnh huấn luyện của cấp trên, đồng thời vừa phải thể hiện rõ tính khoa học, phù hợp với tiến trình biểu huấn luyện của từng đơn vị thông qua việc tập trung chỉ đạo các đầu mối xây dựng đề cương, giáo án huấn luyện chiến thuật, kỹ thuật.

Trước khi ra quân huấn luyện, Phòng Tham mưu đã phối hợp cùng các đơn vị tổ chức phát động phong trào thi đua và chuẩn bị tốt thao trường, bãi tập, vật chất, đồ dùng phục vụ huấn luyện, đảm bảo đủ điều kiện huấn luyện theo chương trình, nội dung của các đối tượng. Quán triệt rõ tư tưởng lấy yếu tố quyết định chất lượng công tác huấn luyện SSCĐ chính là thực hành huấn luyện, do đó, Phòng đã tập trung cùng các đơn vị thực hiện tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng tập huấn giúp cho cán bộ chỉ huy các cấp nắm vững đường lối quân sự, nghệ thuật quân sự, nâng cao năng lực tổ chức chỉ huy, quản lý, điều hành huấn luyện, công tác tham mưu tác chiến, tham mưu huấn luyện, nhất là chỉ huy chiến đấu trong điều kiện khó khăn, phức tạp bằng cách chú trọng đến huấn luyện tổ chức, phương pháp huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật thông qua giáo án trên thực địa. Mỗi khi kết thúc một khoa mục huấn luyện, Bộ Chỉ huy tổ chức hội thao để đánh giá, phân loại chất lượng công tác huấn luyện ở cơ sở. Từ cách làm đó, chất lượng của đội ngũ chỉ huy huấn luyện ở các cấp đều nâng lên rõ rệt. Đáng chú ý là các đơn vị cơ sở đã chủ động ra các nghị quyết chuyên đề, kế hoạch huấn luyện của đơn vị mình một cách đúng đối tượng, đủ nội dung và thời gian, phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị thông qua việc lập biểu huấn luyện hằng tuần, phân công bài giảng, viết giáo án, phê duyệt giáo án đúng quy trình; thường xuyên ghi chép kết quả, chất lượng huấn luyện từng môn, bài theo đúng quy định, thực hiện đúng chế độ báo cáo.  
Với việc tham mưu đúng, hiệu quả của Phòng Tham mưu, nhiều năm nay, công tác huấn luyện của BĐBP tỉnh đã có bước phát triển, làm cho khả năng cơ động, SSCĐ trong toàn lực lượng được nâng lên, đáp ứng tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trong mọi tình huống.

Thanh Tâm



Hội nghị trực tuyến Chính phủ đánh giá tình hình ngăn chặn gia cầm nhập khẩu trái phép


Sáng 31-1, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết 1 tháng triển khai Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép của 19 tỉnh, thành phía Bắc, kết quả 2 tháng thực hiện Phương án ngăn chặn việc kinh doanh gà nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội.

Đồng chí Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Hội nghị.

Tham dự hội nghị có lãnh đạo Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công an, Thường trực UBND tỉnh 19 tỉnh phía Bắc. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân- Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Điểm cầu Quảng Ninh, đồng chí Nguyễn Văn Thành- Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.

Trước tình hình buôn bán, tiêu thụ nhập lậu gia cầm ngày càng phức tạp, Bộ Công thương đã tham mưu trình Chính phủ phê duyệt Đề án vào cuối tháng 12-2012. Qua 1 tháng triển khai, lực lượng chức năng của 19 tỉnh, thành phố phía Bắc đã thu giữ hơn 60 tấn gà thịt; hơn 220.000 con gà giống Trung Quốc; hơn 387.000 quả trứng gia cầm Trung Quốc; hơn 1.000 con chim bồ câu Trung Quốc; 60kg chim cút đông lạnh; 552kg thịt vịt mổ sẵn; xử phạt vi phạm hành chính hơn 73 triệu đồng.  Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) kết hợp với Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm quốc gia kiểm nghiệm 14 mẫu thịt gà nguyên con phát hiện có tồn dư kháng sinh cấm sử dụng trong chăn nuôi. Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) lấy 5 mẫu gà thải loại tại Lạng Sơn, phát hiện 4 mẫu nhiễm Sulphadiazin; 19/ 20 mẫu khác có tồn dư kháng sinh.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã báo cáo kết quả sơ kết công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng nhập lậu, vận chuyển, buôn bán gia cầm, các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch tại Quảng Ninh. Theo đó, đến nay, công tác triển khai đã được các cấp, ngành triển khai quyết liệt, hoạt động nhập lậu, vận chuyển gia cầm, các sản phẩm gia cập không rõ nguồn gốc đã được kiểm soát trên 95% so với trước tháng 12-2012. Từ ngày 1-12-2012 đến ngày 31-1-2013, toàn tỉnh đã kiểm tra, xử lý 19 vụ, trong đó tịch thu và tiêu hủy trên 2.000 kg gà thải loại, trên 35.500 con gà giống, trên 18.200 quả trứng gia cầm, trên 200kg chim, vịt Trung Quốc. Thời gian tới tỉnh Quảng Ninh tiếp tục tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, kiểm soát, kiên quyết xử lý nghiêm, triệt để hành vi vận chuyển, buôn bán gia cầm, các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh.

Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân- Phó Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao những hành động cụ thể của các địa phương như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh… Đồng chí đề nghị trong thời gian tới các cấp, ngành, địa phương phải tiếp tục cách làm bền vững trong ngăn chặn nhập khẩu trái phép. Từng tỉnh phải kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán gia cầm chuyển đến Hà Nội nhất là 7 tỉnh giáp ranh; đặc biệt lưu ý tình trạng nhập lậu qua đường biển…

Tại hội nghị, UBND thành phố Hà Nội và UBND các tỉnh, thành phố phía Bắc đã tổ chức ký kết biên bản thỏa thuận phối hợp quản lý hoạt động vận chuyển, kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm.

Lê Hải



Tham mưu đúng, hiệu quả công tác huấn luyện


Phòng Tham mưu là cơ quan tham mưu cho Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh chỉ đạo về công tác tác chiến; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia; xây dựng kế hoạch huấn luyện sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ); trực SSCĐ và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất khác; phối hợp tham mưu chỉ đạo các đơn vị xây dựng Đảng bộ TSVM gắn với đơn vị VMTD…

Dù chức năng, nhiệm vụ nhiều như vậy, nhưng do biết xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện một cách phù hợp, hiệu quả nên những năm qua, Phòng đã hoàn thành toàn diện các mặt công tác, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Trong lĩnh vực huấn luyện SSCĐ, Phòng đã tham mưu đúng và trúng, tạo ra những bước chuyển biến mới làm cho chất lượng huấn luyện SSCĐ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như thể lực của CBCS thuộc BĐBP tỉnh không ngừng được nâng cao.

Huấn luyện vượt vật cản K91 ở Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động (BĐBP tỉnh).
Huấn luyện vượt vật cản K91 ở Tiểu đoàn Huấn luyện – Cơ động (BĐBP tỉnh).

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, Đảng uỷ, Chỉ huy Phòng Tham mưu đã tham mưu cho Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh ra các nghị quyết chuyên đề lãnh đạo nhiệm vụ huấn luyện SSCĐ với nội dung ngắn gọn, sát hợp với tình hình. Trong đó, đáng chú ý là những nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, huấn luyện CBCS, chuẩn bị thao trường, bãi tập, mô hình học cụ đáp ứng nhiệm vụ huấn luyện đồng bộ với huấn luyện chuyên sâu; kết hợp giữa huấn luyện với việc quản lý nề nếp chính quy, quản lý kỷ luật, xây dựng tổ chức cơ sở đảng TSVM gắn với xây dựng đơn vị VMTD. Trên cơ sở đó, các đơn vị BP trực thuộc có thể đánh giá, xác định rõ phương hướng và đề ra các biện pháp hiệu quả nhất nhằm thực hiện tốt công tác huấn luyện SSCĐ cho những năm tiếp theo. Để đưa các nghị quyết về công tác huấn luyện của Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy vào thực tế, Phòng đã phối hợp với các đơn vị cơ sở làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục CBCS, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy chủ chốt các cấp có nhận thức đúng, đủ về tầm quan trọng của nhiệm vụ giáo dục, huấn luyện SSCĐ. Đây được coi là mặt công tác trung tâm, thường xuyên để nâng cao trình độ, khả năng SSCĐ và sức mạnh chiến đấu của mỗi đơn vị cơ sở. Nội dung của công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cũng được Phòng phối hợp thực hiện một cách toàn diện, trong đó chú trọng làm rõ quyết tâm, chỉ tiêu, yêu cầu và các biện pháp tổ chức thực hiện công tác giáo dục, huấn luyện. Cách làm này còn góp phần quan trọng vào việc giải quyết những vướng mắc trong nhận thức của CBCS về những hạn chế nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng đơn vị và huấn luyện. Đó là vấn đề nảy sinh giữa yêu cầu cao của nhiệm vụ huấn luyện SSCĐ với bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí huấn luyện, bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật, bảo đảm nơi ăn ở của CBCS trong điều kiện còn nhiều thiếu thốn… Không chỉ yêu cầu các đơn vị đổi mới công tác lãnh đạo, công tác tuyên truyền, giáo dục, xây dựng quyết tâm và trách nhiệm đối với nhiệm vụ huấn luyện, Phòng còn tham mưu cho cấp trên chỉ đạo các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác chuẩn bị huấn luyện, chủ động xây dựng kế hoạch huấn luyện chiến đấu hàng tháng và hàng năm phù hợp với từng khoa mục và từng giai đoạn huấn luyện với yêu cầu là việc đưa ra nội dung, kế hoạch huấn luyện phải vừa sát hợp với chỉ lệnh huấn luyện của cấp trên, đồng thời vừa phải thể hiện rõ tính khoa học, phù hợp với tiến trình biểu huấn luyện của từng đơn vị thông qua việc tập trung chỉ đạo các đầu mối xây dựng đề cương, giáo án huấn luyện chiến thuật, kỹ thuật.

Trước khi ra quân huấn luyện, Phòng Tham mưu đã phối hợp cùng các đơn vị tổ chức phát động phong trào thi đua và chuẩn bị tốt thao trường, bãi tập, vật chất, đồ dùng phục vụ huấn luyện, đảm bảo đủ điều kiện huấn luyện theo chương trình, nội dung của các đối tượng. Quán triệt rõ tư tưởng lấy yếu tố quyết định chất lượng công tác huấn luyện SSCĐ chính là thực hành huấn luyện, do đó, Phòng đã tập trung cùng các đơn vị thực hiện tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng tập huấn giúp cho cán bộ chỉ huy các cấp nắm vững đường lối quân sự, nghệ thuật quân sự, nâng cao năng lực tổ chức chỉ huy, quản lý, điều hành huấn luyện, công tác tham mưu tác chiến, tham mưu huấn luyện, nhất là chỉ huy chiến đấu trong điều kiện khó khăn, phức tạp bằng cách chú trọng đến huấn luyện tổ chức, phương pháp huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật thông qua giáo án trên thực địa. Mỗi khi kết thúc một khoa mục huấn luyện, Bộ Chỉ huy tổ chức hội thao để đánh giá, phân loại chất lượng công tác huấn luyện ở cơ sở. Từ cách làm đó, chất lượng của đội ngũ chỉ huy huấn luyện ở các cấp đều nâng lên rõ rệt. Đáng chú ý là các đơn vị cơ sở đã chủ động ra các nghị quyết chuyên đề, kế hoạch huấn luyện của đơn vị mình một cách đúng đối tượng, đủ nội dung và thời gian, phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị thông qua việc lập biểu huấn luyện hằng tuần, phân công bài giảng, viết giáo án, phê duyệt giáo án đúng quy trình; thường xuyên ghi chép kết quả, chất lượng huấn luyện từng môn, bài theo đúng quy định, thực hiện đúng chế độ báo cáo.  
Với việc tham mưu đúng, hiệu quả của Phòng Tham mưu, nhiều năm nay, công tác huấn luyện của BĐBP tỉnh đã có bước phát triển, làm cho khả năng cơ động, SSCĐ trong toàn lực lượng được nâng lên, đáp ứng tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trong mọi tình huống.

Thanh Tâm



Hội nghị trực tuyến Chính phủ đánh giá tình hình ngăn chặn gia cầm nhập khẩu trái phép


Sáng 31-1, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết 1 tháng triển khai Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép của 19 tỉnh, thành phía Bắc, kết quả 2 tháng thực hiện Phương án ngăn chặn việc kinh doanh gà nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội.

Đồng chí Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Hội nghị.

Tham dự hội nghị có lãnh đạo Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công an, Thường trực UBND tỉnh 19 tỉnh phía Bắc. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân- Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Điểm cầu Quảng Ninh, đồng chí Nguyễn Văn Thành- Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.

Trước tình hình buôn bán, tiêu thụ nhập lậu gia cầm ngày càng phức tạp, Bộ Công thương đã tham mưu trình Chính phủ phê duyệt Đề án vào cuối tháng 12-2012. Qua 1 tháng triển khai, lực lượng chức năng của 19 tỉnh, thành phố phía Bắc đã thu giữ hơn 60 tấn gà thịt; hơn 220.000 con gà giống Trung Quốc; hơn 387.000 quả trứng gia cầm Trung Quốc; hơn 1.000 con chim bồ câu Trung Quốc; 60kg chim cút đông lạnh; 552kg thịt vịt mổ sẵn; xử phạt vi phạm hành chính hơn 73 triệu đồng.  Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) kết hợp với Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm quốc gia kiểm nghiệm 14 mẫu thịt gà nguyên con phát hiện có tồn dư kháng sinh cấm sử dụng trong chăn nuôi. Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) lấy 5 mẫu gà thải loại tại Lạng Sơn, phát hiện 4 mẫu nhiễm Sulphadiazin; 19/ 20 mẫu khác có tồn dư kháng sinh.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã báo cáo kết quả sơ kết công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng nhập lậu, vận chuyển, buôn bán gia cầm, các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch tại Quảng Ninh. Theo đó, đến nay, công tác triển khai đã được các cấp, ngành triển khai quyết liệt, hoạt động nhập lậu, vận chuyển gia cầm, các sản phẩm gia cập không rõ nguồn gốc đã được kiểm soát trên 95% so với trước tháng 12-2012. Từ ngày 1-12-2012 đến ngày 31-1-2013, toàn tỉnh đã kiểm tra, xử lý 19 vụ, trong đó tịch thu và tiêu hủy trên 2.000 kg gà thải loại, trên 35.500 con gà giống, trên 18.200 quả trứng gia cầm, trên 200kg chim, vịt Trung Quốc. Thời gian tới tỉnh Quảng Ninh tiếp tục tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, kiểm soát, kiên quyết xử lý nghiêm, triệt để hành vi vận chuyển, buôn bán gia cầm, các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh.

Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân- Phó Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao những hành động cụ thể của các địa phương như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh… Đồng chí đề nghị trong thời gian tới các cấp, ngành, địa phương phải tiếp tục cách làm bền vững trong ngăn chặn nhập khẩu trái phép. Từng tỉnh phải kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán gia cầm chuyển đến Hà Nội nhất là 7 tỉnh giáp ranh; đặc biệt lưu ý tình trạng nhập lậu qua đường biển…

Tại hội nghị, UBND thành phố Hà Nội và UBND các tỉnh, thành phố phía Bắc đã tổ chức ký kết biên bản thỏa thuận phối hợp quản lý hoạt động vận chuyển, kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm.

Lê Hải



Hội nghị trực tuyến Chính phủ đánh giá tình hình ngăn chặn gia cầm nhập khẩu trái phép


Sáng 31-1, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết 1 tháng triển khai Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép của 19 tỉnh, thành phía Bắc, kết quả 2 tháng thực hiện Phương án ngăn chặn việc kinh doanh gà nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội.

Đồng chí Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Hội nghị.

Tham dự hội nghị có lãnh đạo Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công an, Thường trực UBND tỉnh 19 tỉnh phía Bắc. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân- Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Điểm cầu Quảng Ninh, đồng chí Nguyễn Văn Thành- Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.

Trước tình hình buôn bán, tiêu thụ nhập lậu gia cầm ngày càng phức tạp, Bộ Công thương đã tham mưu trình Chính phủ phê duyệt Đề án vào cuối tháng 12-2012. Qua 1 tháng triển khai, lực lượng chức năng của 19 tỉnh, thành phố phía Bắc đã thu giữ hơn 60 tấn gà thịt; hơn 220.000 con gà giống Trung Quốc; hơn 387.000 quả trứng gia cầm Trung Quốc; hơn 1.000 con chim bồ câu Trung Quốc; 60kg chim cút đông lạnh; 552kg thịt vịt mổ sẵn; xử phạt vi phạm hành chính hơn 73 triệu đồng.  Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) kết hợp với Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm quốc gia kiểm nghiệm 14 mẫu thịt gà nguyên con phát hiện có tồn dư kháng sinh cấm sử dụng trong chăn nuôi. Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) lấy 5 mẫu gà thải loại tại Lạng Sơn, phát hiện 4 mẫu nhiễm Sulphadiazin; 19/ 20 mẫu khác có tồn dư kháng sinh.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã báo cáo kết quả sơ kết công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng nhập lậu, vận chuyển, buôn bán gia cầm, các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch tại Quảng Ninh. Theo đó, đến nay, công tác triển khai đã được các cấp, ngành triển khai quyết liệt, hoạt động nhập lậu, vận chuyển gia cầm, các sản phẩm gia cập không rõ nguồn gốc đã được kiểm soát trên 95% so với trước tháng 12-2012. Từ ngày 1-12-2012 đến ngày 31-1-2013, toàn tỉnh đã kiểm tra, xử lý 19 vụ, trong đó tịch thu và tiêu hủy trên 2.000 kg gà thải loại, trên 35.500 con gà giống, trên 18.200 quả trứng gia cầm, trên 200kg chim, vịt Trung Quốc. Thời gian tới tỉnh Quảng Ninh tiếp tục tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, kiểm soát, kiên quyết xử lý nghiêm, triệt để hành vi vận chuyển, buôn bán gia cầm, các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh.

Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân- Phó Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao những hành động cụ thể của các địa phương như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh… Đồng chí đề nghị trong thời gian tới các cấp, ngành, địa phương phải tiếp tục cách làm bền vững trong ngăn chặn nhập khẩu trái phép. Từng tỉnh phải kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán gia cầm chuyển đến Hà Nội nhất là 7 tỉnh giáp ranh; đặc biệt lưu ý tình trạng nhập lậu qua đường biển…

Tại hội nghị, UBND thành phố Hà Nội và UBND các tỉnh, thành phố phía Bắc đã tổ chức ký kết biên bản thỏa thuận phối hợp quản lý hoạt động vận chuyển, kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm.

Lê Hải



Hội nghị trực tuyến Chính phủ đánh giá tình hình ngăn chặn gia cầm nhập khẩu trái phép


Sáng 31-1, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết 1 tháng triển khai Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép của 19 tỉnh, thành phía Bắc, kết quả 2 tháng thực hiện Phương án ngăn chặn việc kinh doanh gà nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội.

Đồng chí Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Hội nghị.

Tham dự hội nghị có lãnh đạo Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công an, Thường trực UBND tỉnh 19 tỉnh phía Bắc. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân- Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Điểm cầu Quảng Ninh, đồng chí Nguyễn Văn Thành- Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.

Trước tình hình buôn bán, tiêu thụ nhập lậu gia cầm ngày càng phức tạp, Bộ Công thương đã tham mưu trình Chính phủ phê duyệt Đề án vào cuối tháng 12-2012. Qua 1 tháng triển khai, lực lượng chức năng của 19 tỉnh, thành phố phía Bắc đã thu giữ hơn 60 tấn gà thịt; hơn 220.000 con gà giống Trung Quốc; hơn 387.000 quả trứng gia cầm Trung Quốc; hơn 1.000 con chim bồ câu Trung Quốc; 60kg chim cút đông lạnh; 552kg thịt vịt mổ sẵn; xử phạt vi phạm hành chính hơn 73 triệu đồng.  Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) kết hợp với Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm quốc gia kiểm nghiệm 14 mẫu thịt gà nguyên con phát hiện có tồn dư kháng sinh cấm sử dụng trong chăn nuôi. Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) lấy 5 mẫu gà thải loại tại Lạng Sơn, phát hiện 4 mẫu nhiễm Sulphadiazin; 19/ 20 mẫu khác có tồn dư kháng sinh.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã báo cáo kết quả sơ kết công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng nhập lậu, vận chuyển, buôn bán gia cầm, các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch tại Quảng Ninh. Theo đó, đến nay, công tác triển khai đã được các cấp, ngành triển khai quyết liệt, hoạt động nhập lậu, vận chuyển gia cầm, các sản phẩm gia cập không rõ nguồn gốc đã được kiểm soát trên 95% so với trước tháng 12-2012. Từ ngày 1-12-2012 đến ngày 31-1-2013, toàn tỉnh đã kiểm tra, xử lý 19 vụ, trong đó tịch thu và tiêu hủy trên 2.000 kg gà thải loại, trên 35.500 con gà giống, trên 18.200 quả trứng gia cầm, trên 200kg chim, vịt Trung Quốc. Thời gian tới tỉnh Quảng Ninh tiếp tục tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, kiểm soát, kiên quyết xử lý nghiêm, triệt để hành vi vận chuyển, buôn bán gia cầm, các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh.

Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân- Phó Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao những hành động cụ thể của các địa phương như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh… Đồng chí đề nghị trong thời gian tới các cấp, ngành, địa phương phải tiếp tục cách làm bền vững trong ngăn chặn nhập khẩu trái phép. Từng tỉnh phải kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán gia cầm chuyển đến Hà Nội nhất là 7 tỉnh giáp ranh; đặc biệt lưu ý tình trạng nhập lậu qua đường biển…

Tại hội nghị, UBND thành phố Hà Nội và UBND các tỉnh, thành phố phía Bắc đã tổ chức ký kết biên bản thỏa thuận phối hợp quản lý hoạt động vận chuyển, kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm.

Lê Hải



LĐLĐ tỉnh và Báo Quảng Ninh ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền năm 2013


Chiều 31-1, tại TP Hạ Long, LĐLĐ tỉnh và Báo Quảng Ninh tổ chức ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền năm 2013.

Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh và Báo Quảng Ninh ký kết chương trình phối hợp năm 2013.
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh và Báo Quảng Ninh ký kết chương trình phối hợp năm 2013.

Năm qua, hai cơ quan đã phối hợp chặt chẽ trong thực hiện chương trình công tác với hàng trăm tin, bài, ảnh được đăng tải trên chuyên mục, chuyên trang lao động và công đoàn, góp phần cổ vũ, động viên các phong trào thi đua trong CNVC-LĐ, hoạt động công đoàn.

LĐLĐ tỉnh và Báo Quảng Ninh đã tổ chức tổng kết cuộc thi viết về chủ đề LĐ và CĐ; rất nhiều tin, bài tuyên truyền về hoạt động công đoàn, phong trào CNVC-LĐ hướng tới Đại hội XII Công đoàn tỉnh.

Năm 2013, hai cơ quan thống nhất nội dung phối hợp công tác, tập trung tuyên truyền thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, công đoàn các cấp; chương trình hành động của các cấp công đoàn, cấp ủy đảng về thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW "Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước"; hướng tới chào mừng 50 năm Ngày thành lập tỉnh; các hoạt động chăm lo đời sống người lao động, xây dựng "Mái ấm công đoàn"; nêu gương điển hình trong phong trào thi đua lao động sản xuất…

Thanh Hằng



Hội nghị trực tuyến Chính phủ đánh giá tình hình ngăn chặn gia cầm nhập khẩu trái phép


Sáng 31-1, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết 1 tháng triển khai Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép của 19 tỉnh, thành phía Bắc, kết quả 2 tháng thực hiện Phương án ngăn chặn việc kinh doanh gà nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội.

Đồng chí Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Hội nghị.

Tham dự hội nghị có lãnh đạo Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công an, Thường trực UBND tỉnh 19 tỉnh phía Bắc. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân- Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Điểm cầu Quảng Ninh, đồng chí Nguyễn Văn Thành- Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.

Trước tình hình buôn bán, tiêu thụ nhập lậu gia cầm ngày càng phức tạp, Bộ Công thương đã tham mưu trình Chính phủ phê duyệt Đề án vào cuối tháng 12-2012. Qua 1 tháng triển khai, lực lượng chức năng của 19 tỉnh, thành phố phía Bắc đã thu giữ hơn 60 tấn gà thịt; hơn 220.000 con gà giống Trung Quốc; hơn 387.000 quả trứng gia cầm Trung Quốc; hơn 1.000 con chim bồ câu Trung Quốc; 60kg chim cút đông lạnh; 552kg thịt vịt mổ sẵn; xử phạt vi phạm hành chính hơn 73 triệu đồng.  Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) kết hợp với Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm quốc gia kiểm nghiệm 14 mẫu thịt gà nguyên con phát hiện có tồn dư kháng sinh cấm sử dụng trong chăn nuôi. Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) lấy 5 mẫu gà thải loại tại Lạng Sơn, phát hiện 4 mẫu nhiễm Sulphadiazin; 19/ 20 mẫu khác có tồn dư kháng sinh.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã báo cáo kết quả sơ kết công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng nhập lậu, vận chuyển, buôn bán gia cầm, các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch tại Quảng Ninh. Theo đó, đến nay, công tác triển khai đã được các cấp, ngành triển khai quyết liệt, hoạt động nhập lậu, vận chuyển gia cầm, các sản phẩm gia cập không rõ nguồn gốc đã được kiểm soát trên 95% so với trước tháng 12-2012. Từ ngày 1-12-2012 đến ngày 31-1-2013, toàn tỉnh đã kiểm tra, xử lý 19 vụ, trong đó tịch thu và tiêu hủy trên 2.000 kg gà thải loại, trên 35.500 con gà giống, trên 18.200 quả trứng gia cầm, trên 200kg chim, vịt Trung Quốc. Thời gian tới tỉnh Quảng Ninh tiếp tục tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, kiểm soát, kiên quyết xử lý nghiêm, triệt để hành vi vận chuyển, buôn bán gia cầm, các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh.

Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân- Phó Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao những hành động cụ thể của các địa phương như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh… Đồng chí đề nghị trong thời gian tới các cấp, ngành, địa phương phải tiếp tục cách làm bền vững trong ngăn chặn nhập khẩu trái phép. Từng tỉnh phải kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán gia cầm chuyển đến Hà Nội nhất là 7 tỉnh giáp ranh; đặc biệt lưu ý tình trạng nhập lậu qua đường biển…

Tại hội nghị, UBND thành phố Hà Nội và UBND các tỉnh, thành phố phía Bắc đã tổ chức ký kết biên bản thỏa thuận phối hợp quản lý hoạt động vận chuyển, kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm.

Lê Hải