Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

Virút độc hại trong hải sản xuất hiện trên tàu, trường học


Vi rút độc hại trên hải sản được phát hiện là tác nhân quan trọng nhất gây dịch tiêu chảy trên các tàu thuyền, nhà trẻ,  trường học, nhà dưỡng lão…

Thông tin ngày 18/12 cho báo chí thì trong các xét nghiệm ban đầu, nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Vệ sinh – Y tế Công cộng TPHCM kết hợp với trường Đại học Y dược TPHCM đã tìm thấy loại vi rút norovirus gây tiêu chảy, ói mửa có trong một số hải sản tươi sống.

Hàu rất dễ bị nhiễm loại vi rút gây tiêu chảy
Hàu rất dễ bị nhiễm loại vi rút gây tiêu chảy

Kết quả này được đưa ra khi nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 40 mẫu hải sản các loại tại một số chợ trên địa bàn TPHCM, mỗi loại 5 mẫu, số lượng 300g/mẫu, gồm nghêu, sò huyết, sò lông, chem chép, sò vẹo, sò đá, móng tay, hàu… bằng phương pháp kỹ thuật sinh học phân tử để phân tích.

Tìm thấy trên tàu thuyền, trường học, quân đội

Thông tin từ Viện Vệ sinh Dịch tễ: Loại vi rút gây tiêu chảy này có tới 7 chủng khác nhau có thể tìm thấy trong các loại hải sản, hào biển… cũng như các hoạt động có liên quan đến nguồn nước.

Viện Vệ sinh Dịch tễ cùng nhiều đơn vị trước đó, đã có nhiều nghiên cứu và tìm thấy vi rút novovirus nên đây không phải là loại vi rút mới.

Trong nghiên cứu của GS.TS. Đặng Đức Anh, Viện Vệ Sinh Dịch Tễ TW tại Nha Trang, Khánh Hòa năm 2006 cũng đã tìm thấy norovirus trong hào biển ở các chợ. Tuy chưa có nhiều nghiên cứu về virus này trên sinh vật biển ở nước ta, nhưng đã có nhiều nghiên cứu về virus này ở trẻ em nhập viện do tiêu chảy.

Hơn nữa trong các nghiên cứu vi rút novovirus đã được tìm thấy, cũng như được phát hiện là tác nhân quan trọng nhất gây các vụ dịch tiêu chảy ở cộng đồng như: trên các tàu thuyền, nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, nhà dưỡng lão, quân đội v.v…


 

Ở các nhà dưỡng lão, vi rút này được tìm thấy ở người già bị tiêu chảy và cả những người không có triệu chứng. Với những người không có triệu chứng ban đầu, nhưng nếu tìm thấy NoV trong phân, thường thì người đó sẽ bị tiêu chảy vào những ngày sau.

Còn trên tàu thuyền các bệnh viện, doanh trại quân đội vi rút này cũng được lấy truyền qua nhiều con đường như thực phẩm, nước, không khí và cả lan truyền từ người sang người”.

“Mặc dù là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh về đường tiêu chảy. Nhưng vi rút này không gây đại dịch như dịch tả. Đối với trẻ em, virus gây viêm dạ dày ruột cấp, trẻ có thể tử vong nếu không bù nước kịp thời. Ở người lớn, virus gây tiêu chảy dữ dội tuy nhiên trong thời gian ngắn 1-2 ngày, rồi tự khỏi.

Một số người, do yếu tố di truyền không bị nhiễm virus này dù sử dụng thức ăn nhiễm khuẩn hoặc bị nhiễm nhưng không có triệu chứng tiêu chảy”. PGS. TS Nguyễn Thị Hồng Hạnh – Viện Vệ sinh Dịch tễ cho biết.

Liên tiếp các ca tiêu chảy cấp do vi rút Norovirus trên thế giới

Đang là nỗi hoang mang ở Việt Nam nhưng thực tế ghi nhận vi rút Norovirus cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Ở Brazil, tỉ lệ trẻ mắc tiêu chảy cấp do nhiễm virus này là 33%. Một nghiên cứu khác ở Tokyo và Osaka, Nhật cho thấy NoV là tác nhân quan trọng thứ 2 gây bệnh tiêu chảy cấp. Tại đây phát hiện trên 29% trẻ mắc tiêu chảy do vi rút này.

Tỷ lệ mắc tăng lên đến 48,4% ở Ý. Ở Đài loan đã phát hiện được NoV trong 29,5% trẻ (từ sơ sinh đến 15 tuổi) nhập viện do tiêu chảy.

Còn tại Ấn độ và Thái lan, tỷ lệ nhiễm virus này dao động từ 12-44%, tuỳ theo phương pháp sử dụng.  Trong các nghiên cứu huyết thanh học cho thấy đến hơn 90% trẻ 20-24 tháng tuổi có kháng thể đặc hiện NoV chủng VA387 ở Mexico.

Chính vì thế việc cẩn thận phòng tránh lây nhiễm bệnh từ loại vi rút này là vô cùng cần thiết.

Theo Kiến Thức



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét